Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn

Rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn
Ngày đăng: 19/10/2015

Đây là quy trình đã được áp dụng từ nhiều năm trước, nhưng giai đoạn nuôi trong ao ương dưỡng ngắn nên khi đưa sang ao nuôi không hiệu quả.

 Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) rút kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn.

Tại các mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn ở xã Gia Hòa 2 và Hòa Tú 1 đã mang lại hiệu quả cao, được ngành chuyên môn tổ chức hội thảo để nhân rộng.

Theo kinh nghiệm rút ra đối với quy trình nuôi của anh Huỳnh Minh Trữ, thì ương dưỡng tôm giai đoạn đầu từ 45 đến 50 ngày mới đưa sang ao nuôi thì tôm phát triển nhanh và hạn chế được bệnh.

Anh Trữ cho biết: “Trong quá trình nuôi tôm tôi đều thực hiện theo các bước: Ban đầu tôi nuôi trong ao ương khoảng 45 ngày rồi mới chuyển tôm sang ao nuôi.

Khi nuôi tôi không chài, hoặc kéo lưới để chuyển tôm sang ao nuôi của bước tiếp theo, mà tôi đặt nò để chuyển ao.

Cách làm này tôi thấy rất hiệu quả, tỉ lệ tôm hao hụt thấp, hạn chế được dịch bệnh”.

Nuôi tôm giai đoạn 1 trong ao ương dưỡng với diện tích nhỏ, nên việc quản lý chặt chẽ hơn, xử lý ao cũng ít tốn chi phí hơn, đặc biệt đây là giai đoạn tôm rất mẫn cảm với bệnh, nếu thời gian này kéo dài sau 45 ngày thì tôm đã vượt qua giai đoạn thường mắc các bệnh nguy hiểm do đã có sức đề kháng cao.

Kỹ sư Liễu Nghĩa Tín, Phó Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Bà con chú ý nên thả tôm nuôi vào thời điểm nhiệt độ thấp để tôm khỏe, chăm sóc cho tôm khỏe thì mới tiến hành chuyển ao và trong quá trình chuyển sang ao nuôi mới nên bổ sung khoán cho tôm.

Trong giai đoạn này tôm thường hay bị bệnh đốm trắng, đỏ thân, nhưng nhờ ao ương nhỏ nên xử lý dễ dàng, ít tốn chi phí, đến sau 45 ngày đưa sang ao nuôi tôm sẽ lớn nhanh vì môi trường nước mới, điều kiện thoáng hơn”.

Vấn đề mà người nuôi lưu ý là bước chuyển từ ao ương sang ao nuôi, bởi biện pháp thuần nguồn nước giữa ao nuôi và ao ương không đảm bảo thì tôm nuôi sẽ bị sốc môi trường do các yếu tố giữa 2 ao khác nhau.

Các biện pháp chuyển tôm từ ao ương dưỡng sang ao nuôi cũng phải hết sức chú ý khi thời tiết giảm thấp, không nên sử dụng biện pháp chài, kéo như trước đây.

Kỹ sư Liễu Nghĩa Tín, Phó Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), lưu ý thêm: “Trước khi sang ao bà con phải đo môi trường, đo độ pH trong nước để tôm không bị sốc, không nên sử dụng biện pháp chài, kéo lưới để bắt tôm sang ao mà nên sử dụng các biện pháp chuyển từ từ như đặt nò, đặt lú… để tôm không bị sốc”.

Kỹ thuật mới trong nuôi tôm ở giai đoạn 2, người nuôi nên hạn chế dùng chài, lưới kéo tôm khi sang ao

Trước tình hình bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp, thì biện pháp nuôi tôm theo quy trình 2 giai đoạn mà bà con ở Mỹ Xuyên áp dụng có thể giảm được tính rủi ro, chi phí nuôi cũng giảm từ 30% đến 40%, đây là quy trình ngành nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên khuyến cáo cho những năm tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Gà Trắng Hết Cửa Sống? Nuôi Gà Trắng Hết Cửa Sống?

Sau khi lỗ thông tầm từ năm 2012 đến nay, những người nuôi gà trắng hiện đều rơi vào cảnh nợ nần đầm đìa. Nhiều người bi quan cho rằng, mọi cánh cửa với dân nuôi gà công nghiệp tự phát sẽ đóng lại.

25/04/2013
Sử Dụng Lưới Ngăn Chim, Cò Trong Nuôi Tôm Một Cách Ngăn Ngừa Dịch Bệnh Rất Có Hiệu Quả Sử Dụng Lưới Ngăn Chim, Cò Trong Nuôi Tôm Một Cách Ngăn Ngừa Dịch Bệnh Rất Có Hiệu Quả

Đã từ lâu, chim, cò là nổi ám ảnh cho người nuôi tôm vì chúng gây thất thoát và truyền những dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ngăn ngừa được chim, cò đến ao tôm là góp phần đảm bảo vụ nuôi tôm được thắng lợi.

26/04/2013
TPHCM Chưa Phát Hiện Vi Rút H5N1 Trên Chim Yến TPHCM Chưa Phát Hiện Vi Rút H5N1 Trên Chim Yến

Từ đầu tháng 4, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 60 mẫu xét nghiệm trên đàn chim yến, tất cả kết quả âm tính với vi rút H5N1. Chi cục Thú y TPHCM sẽ tiếp tục lấy mẫu trong thời gian tới.

26/04/2013
Hiệu Quả Từ Những Mô Hình Sản Xuất Ca Cao Chứng Nhận Ở Bến Tre Hiệu Quả Từ Những Mô Hình Sản Xuất Ca Cao Chứng Nhận Ở Bến Tre

Phát triển hệ thống sản xuất được chứng nhận theo tiêu chẩn UTZ (tương đương GlobalGAP) là một trong những hoạt động tiền đề cho việc phát triển ca cao có năng suất, chất lượng hơn, hướng đến sản xuất hữu cơ và thương mại công bằng.

26/04/2013
Mở Rộng Diện Tích Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Ở Chí Linh (Hải Dương) Mở Rộng Diện Tích Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Ở Chí Linh (Hải Dương)

Năm 2013, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học (Sở KHCN Hải Dương) tiếp tục hỗ trợ giống thanh long ruột đỏ và kinh phí làm trụ ở 2 xã: Bắc An và Hoàng Tiến (Chí Linh).

26/04/2013