Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016

Diện tích thả nuôi tôm đang được chăm sóc tốt
Người nuôi tôm theo dõi rất chặt chẽ diễn biến thời tiết để chọn thời điểm thả giống phù hợp với phương châm tránh giai đoạn cực đoan của thời tiết, do vậy mà các vùng nuôi không mang tính tập trung cao
Thời điểm thả giống cao điểm bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, nên hiện nay diện tích tôm nuôi còn trên 25.000 ha phân bổ ở hầu hết các vùng nuôi trong tỉnh
Lượng mưa không nhiều, bà con trữ nước mặn để nuôi tiếp tục nên vụ nuôi năm 2015 chưa kết thúc
Ngành Nông nghiệp cũng đang đúc kết những kinh nghiệm thành công, mô hình nuôi hiệu quả và những khuyến cáo để vụ nuôi năm 2016 thành công cao hơn
Thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết:
“Vụ nuôi năm 2015 chúng tôi đã đúc kết được một số cách làm của nông dân như: quản lý tốt ao nuôi, sử dụng ao lắng để xử lý nước, thả cá rô phi để làm sạch tạp chất, hạn chế sử dụng hóa chất bằng cách sử dụng vi sinh tạo Tảo, xử lý môi trường nước… và những mô hình nuôi hiệu quả như: nông dân tránh thời điểm cực đoan của thời tiết để thả giống, nuôi 2 giai đoạn, thả giống mật độ vừa phải
Đây là những việc rất quan trọng mà bà con nuôi tôm cần rút kinh nghiệm để nhân rộng”
Năm 2015 tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biết khá phức tạp, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như đốm trắng, gan tụy, độc tố trong ao nuôi bùng phát, tác động của hiện tượng El Nino kéo dài… là những dấu hiệu cảnh báo cho vụ nuôi năm 2016
Ông Trương Minh Chánh ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Vụ nuôi 2015, bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn trên tôm nuôi là bệnh thân đỏ đốm trắng
Vì bệnh này mới xuất hiện nên người nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý và phòng bệnh”
Về phía ngành chức năng, Thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết thêm:
“Theo dự báo tình hình thời tiết, khí hậu 2016 cũng sẽ diễn biến phức tạp, bà con nuôi tôm cần tuân thủ thả giống đúng lịch thời vụ, chú ý các dịch bệnh trên tôm có liên quan đến môi trường, liên quan đến virus gây bệnh có khả năng phát triển trong vụ nuôi mới; Khâu cải tạo đất, phơi đất nên áp dụng đúng quy trình kỹ thuật
Ngoài ra bà con cũng cần lưu ý khâu chọn giống, nên chọn mua con giống chất lượng, không nên vì lợi nhuận mà mua con giống trôi nổi, không nên thả nuôi quá dầy”.
Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp, tuy không bùng phát thành dịch nhưng mức độ thiệt hại khá cao nên bà con nuôi tôm cần thực hiện tốt khuyến cáo của ngành chuyên môn
Áp dụng biện pháp nuôi an toàn, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa bệnh để hạn chế rủi ro nhằm khôi phục vùng nuôi đạt kết quả, là mục đích khuyến cáo của ngành chuyên môn trong điều kiện nghề nuôi tôm còn khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.

Ngày 19/11, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) tổ chức hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn TP Hà Nội.

Đối với người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thì cây bời lời trắng không còn xa lạ bởi từ lâu loại cây này đã có mặt hầu như ở khắp nơi, từ khe suối đến dốc đá cao. Tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại của nó rất thấp nên người dân chẳng mấy quan tâm tới loại cây này.

Gia Lai hiện có khoảng 78.000 ha cà phê kinh doanh đang đối mặt với tình trạng giảm năng suất, chất lượng, cộng với giá cà phê đang xuống thấp khiến người nông dân thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh bước vào thu hoạch cà phê.

Vụ sản xuất lúa đông xuân 2015 - 2016, TP Cần Thơ dự kiến gieo sạ khoảng 86.770 ha, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành phố đã và đang tích cực khuyến cáo nông dân chuẩn bị cho mùa vụ thật chu đáo, đảm bảo ăn chắc trong vụ lúa này.