Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.
Chúng tôi vượt qua nổng cát nóng hầm hập, tận mắt nhìn cánh đồng Bầu Ngang (thôn Tây Sơn Đông) hiu vắng. Ông Võ Quốc Hai – Phó ban Nông nghiệp xã Duy Hải nói: “Với người nông dân, không chi xót bằng bỏ hoang đất. Từ ngày xây dựng công trình tái định cư, cao trình cống thoát nước cao hơn mặt bằng tự nhiên nên ruộng sản xuất của người dân vô tình thành “túi chứa nước” mỗi khi có mưa lớn.
Vụ hè thu này, hầu hết cây mè và một số rau màu khác không thể gieo trồng được”. Toàn cánh đồng Bầu Ngang có khoảng 17ha. Ông Hai nhẩm tính, trước đây mỗi năm 1ha mè trên địa bàn thu hoạch 7,1 tạ, hiện nay 1 tạ mè là 4,2 triệu đồng thì thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Còn theo thống kê của xã Duy Hải, thiệt hại về sản xuất do ngập úng là hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên, theo địa phương, đến nay chủ đầu tư công trình tái định cư Duy Hải vẫn chưa thống nhất với số tiền hỗ trợ trên cho người dân.
Theo quy hoạch, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 1 quy mô 50ha, phương án thoát nước mặt đổ ra biển. Theo chủ đầu tư là Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, đến nay phương án thiết kế hệ thống thoát nước tại khu tái định cư này đã có giải pháp kỹ thuật, thiết kế ống kín đi ngầm trong lòng đất với điểm cuối tuyến của đáy cửa xả có cao trình cao hơn 2m so với mực nước biển.
Lỗi của chủ đầu tư và nhà thầu khi tổ chức thi công khu tái định cư này là chưa tính toán việc ngập úng cục bộ do chênh lệch về cao trình.
Mặt khác, phần diện tích đất để thi công mương thoát nước theo thiết kế được duyệt vẫn vướng mặt bằng, chưa giải tỏa mồ mả, nhà cửa, đường dây điện… nên chưa thi công mương thoát nước chính của dự án.
Cũng theo chủ đầu tư, về biện pháp khắc phục thời gian đến, đơn vị quyết định đầu tư mương tạm theo hướng tự nhiên băng qua khu tái định cư đã giải phóng mặt bằng và chưa cấp đất cho dân. Hạng mục thoát nước tạm sẽ hoàn thành trước mùa mưa năm nay.
Theo ông Nguyễn Văn Thống – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải, chủ đầu tư cần hỗ trợ kịp thời cho người dân bị thiệt hại để ổn định đời sống. “Một là, chủ đầu tư phải đầu tư đồng bộ hạ tầng như cây xanh, cấp thoát nước, giao thông ở khu tái định cư. Hai, mở đường, cống thoát nước mới bám theo mương cũ thoát ra sông (chứ không ra biển). Và biện pháp trước mắt là huyện bỏ ngân sách ra hỗ trợ thiệt hại cho dân” – ông Thống đề nghị.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Phú Giáo vừa tổ chức giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh ủy thác năm 2014.

Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.

Gần nửa tháng nay, mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến thời tiết dịu lại nên nhu cầu dưa tươi làm nước giải khát giảm mạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dừa ở Tiền Giang giảm mạnh từ mức 65.000-70.000 đồng/chục (12 trái) xuống chỉ còn trên dưới 20.000 đồng/chục. Tuy nhiên, giá dừa khô lại có xu hướng tăng nhẹ do sản lượng dừa khô giảm.

Mặc dù phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến nhưng xuất khẩu điều cả nước trong 7 tháng đầu năm 2014 vẫn đạt 158 nghìn tấn với kim ngạch 1,02 tỷ USD; tăng 15,7% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so cùng kỳ 2013.

Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái (Quảng Ninh) có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân và nhiều hộ dân đã làm giàu từ nghề này.