Ruồi Đục Lá Hại Dưa Leo

Đặc điểm nhận biết:
Ruồi đục lá còn gọi là sâu vẽ bùa gây hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, dưa leo, bầu bí, cà chua, đậu nành, đậu xanh, …
Con trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 1,5 – 2,0 mm, màu đen có điểm vàng trên lưng, ngực. Sâu non dạng dòi, dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt hoặc màu trắng kem, mình dẹt không chân. Ấu trùng thường nằm trong đường hầm và chui ra ngoài khi hóa nhộng. Nhộng màu vàng dính trên lá hoặc rơi xuống đất.
Con trưởng thành dạng ruồi và ấu trùng dạng dòi.
Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, đẻ trứng trong mô biểu bì mặt trên lá, mỗi con cái có thể đẻ 250 trứng Dòi nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng, có thể nhìn thấy con dòi dưới đường đục. Một lá có thể bị nhiều dòi phá hại, nhiều vết đục làm lá bị cháy khô, cây sinh trưởng kém. Sâu thường gây thành dịch vào cuối mùa mưa.
Triệu chứng gây hại của ruồi đục lá:
Điều kiện phát sinh, gây hại
Ruồi đục lá thường phát triển mạnh vào mùa nắng.
Dòi phá hại từ khi cây mới mọc lá mầm cho đến khi ra hoa, mang trái. Mùa khô cây bị gây hại nặng hơn mùa mưa. Dòi đục lá ăn mô làm giảm diện tích quang hợp, làm cây cằn cỗi, lá rụng sớm. Trên ruộng nếu bị ruồi đục lá gây hại sớm và nặng sẽ làm giảm năng suất cây trồng.
Ruồi đục lá gây hại từ lúc cây dưa còn nhỏ.
Vòng đời:
Trứng: 2 – 4 ngày.
Ấu trùng: 10 – 12 ngày.
Nhộng: 5 – 7 ngày.
Trưởng thành: 1 – 3 ngày.
Biện pháp phòng, trừ:
- Cày bừa phơi đất để diệt cỏ lá rộng là ký chủ phụ của ruồi.
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để vượt qua tác hại của ruồi, ngắt bỏ các lá bị ruồi hại nặng.
- Phun thuốc sớm khi ruồi mới phát sinh gây hại bằng các thuốc Trigard, Basudin, Malate, Polytrin…
Có thể bạn quan tâm

Dưa chuột thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp với sinh trưởng của dưa chuột là 30 độ C về ban ngày và 18-21 độ C về ban đêm. Ánh sáng nhiều làm quả lớn nhanh, mập, chất lượng quả tốt. Trong điều kiện ngày ngắn, dưa chuột thường có nhiều lá và sai quả.

Mấy năm gần đây, vấn đề liên quan đến quả dưa chuột bị đắng đang ngày càng trở nên bức thiết, đã kìm hãm sự phát triển ngành trồng dưa. Trong quá trình sản xuất, phát sinh tập trung vào gốc dưa thời kỳ ra hoa và thân cây thời kỳ kết quả. Vị đắng của quả dưa chuột phát sinh ở gần vùng cuống quả, còn phần đỉnh quả rất ít xuất hiện triệu chứng này.

Hiện nay, trên một số vùng trồng dưa chuột bao tử phổ biến ở miền Bắc nước ta điển hình như huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bệnh sương mai giả đang xuất hiện phá hại khá nghiêm trọng. Đây là một bệnh truyền nhiễm do nấm gây ra trên cây dưa chuột.

Nguyên nhân phát sinh là do bón quá nhiều phân đạm khiến thân cây mọc dài quá, vị trí quả mọc không được gọn gàng, các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng.

Trong các cây họ bầu bí, dưa leo là loại cây giữ vị trí hàng đầu trong các chủng loại rau có chế biến xuất khẩu, diện tích trồng dưa leo ngày càng phát triển