Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rừng Cao Su Của Chàng Trai Mường Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm

Rừng Cao Su Của Chàng Trai Mường Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm
Ngày đăng: 23/05/2012

Mới bước sang tuổi 29, nhưng chàng trai dân tộc Mường Quách Văn Tùng đã là chủ trang trại nông - lâm kết hợp với 17ha cao su, 3ha luồng... cho thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng.

Cây "vàng trắng" trên đồi Bến Dung

Có được thành quả ngày hôm nay, Quách Văn Tùng (thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) và người thân trong gia đình đã đổ bao mồ hôi, công sức cho trang trại. Dẫn chúng tôi đi thăm đồi cao su, Tùng kể: Năm 1999, khi còn tuổi ăn, tuổi học, cứ hết giờ học ở trường là Tùng lại trần lưng cùng bố mẹ và các anh, chị trên đồi Bến Dung - nơi gia đình nhận giao khoán, để đào hố trồng cây cao su.

Lúc bấy giờ, bao nhiêu vốn liếng của gia đình Tùng, cộng với 50 triệu đồng tiền vay của ngân hàng được đầu tư hết vào trồng cây “vàng trắng”. Đất không phụ công người, chỉ sau 7 năm trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đến năm 2006, 17ha cao su của gia đình đã bắt đầu cho thu hoạch mủ.

Trong gia đình, bố mẹ thấy Tùng là người sáng dạ nhất nên sau khi anh học xong phổ thông, đã giao cho làm chủ trang trại này. Tùng bắt tay vào quản lý trang trại. Nhưng cũng như đa số người Mường ở Ngọc Lặc lâu nay chỉ quen trồng cây luồng, cây mía nguyên liệu, nên khi trồng cao su, anh gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn.

Vậy là, anh quyết tâm cắp sách đi khắp nơi học cách chăm sóc, khai thác mủ cao su cho đúng quy trình, để phát triển bền vững. Khi 17ha cao su của gia đình bắt đầu cho thu hoạch mủ, cứ 3 giờ sáng, ông chủ Tùng cùng 10 đoàn viên, thanh niên trong thôn mà anh thuê lại lên đồi Bến Dung hì hụi cạo mủ.

Nhận Giải thưởng Lương Định Của

Ngoài trồng 17ha cao su, Tùng còn trồng 3ha luồng, nuôi trâu, bò, lợn và đàn gia cầm với số lượng hàng trăm con. Hiện mô hình kinh tế trang trại của Quách Văn Tùng đang tạo việc làm ổn định cho 15- 30 lao động là người dân địa phương, với thu nhập 1,6 triệu đồng/người/tháng. Từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp này, 3 năm trở lại đây, mỗi năm gia đình anh lãi ròng hơn 1 tỷ đồng.

Anh Lê Bá Ngà – Phó Bí thư Huyện đoàn Ngọc Lặc cho biết: “Ngoài việc làm giàu cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động trẻ ở địa phương, anh Tùng còn nhiệt tình tham gia công tác đoàn ở xã. Tùng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cao su, làm giàu từ kinh tế trang trại cho người dân trong huyện”.

Anh Lại Đình Quang- Trưởng ban Thanh niên nông thôn (Tỉnh đoàn Thanh Hóa) cũng cho biết: Mô hình kinh tế trang trại của Quách Văn Tùng là một trong những mô hình lớn, có hiệu quả nhất do đoàn viên làm chủ ở nông thôn Thanh Hóa hiện nay.

Với những thành tích đạt được trong phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp ngay tại mảnh đất quê hương, năm 2001, Quách Văn Tùng đã được nhận Giải thưởng Lương Định Của do T.Ư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.

“Chúng tôi đang có kế hoạch tổ chức cho các bạn trẻ nông thôn trong tỉnh đến học tập kinh nghiệm làm giàu của Tùng” - anh Lại Đình Quang cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Thành Công Giống Vịt Triết Giang Nuôi Thành Công Giống Vịt Triết Giang

Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây), nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.

05/09/2014
Khuyến Ngư Bạc Liêu Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Lúa - Màu Khuyến Ngư Bạc Liêu Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Lúa - Màu

Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).

05/09/2014
Trồng Dừa Trên Đất Mặn Trồng Dừa Trên Đất Mặn

Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.

29/08/2014
Nhà Máy Chế Biến Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Nhà Máy Chế Biến Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu

Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

05/09/2014
Nâng Cao Vị Thế Cho Cá Thát Lát Hậu Giang Nâng Cao Vị Thế Cho Cá Thát Lát Hậu Giang

Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.

29/08/2014