Rủ nhau đi bắt cá con

Người nào gặp may một ngày vớt cá có thể kiếm được hơn chục ký, bán ngay tại chỗ thu về hơn 1 triệu đồng.
Cá con vớt lên là có khách qua đường dừng lại hỏi mua.
Hằng năm, từ khoảng cuối tháng Tám đến cuối tháng Chín âm lịch, khi trời đổ mưa, nước từ những cánh đồng dưới chân núi Bà Đen (trải dài tới xã Phan của huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) lại tràn về, chảy qua cống ngầm cầu K13.
Trôi xuôi dòng nước là từng đàn cá con lũ lượt theo về.
Mùa này, nhiều người dân ở các xã Phan, Bàu Năng, Chà Là nam có, nữ có lại rủ nhau đi bắt cá con. Để bắt cá, họ chỉ cần những dụng cụ thô sơ.
Cá con vớt lên bờ, có thể bán ngay tại chỗ; cá chưa phân loại được bán với giá 100.000 đồng/kg, nếu đã phân loại thì cá rễ tre có giá tới 200.000 đồng/kg, các loại cá khác khoảng 80.000 đồng/kg.
Người nào gặp may một ngày vớt cá có thể kiếm được hơn chục ký, bán ngay tại chỗ thu về hơn 1 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.

Với đầu ra ổn định, trung bình mỗi sào thu về từ 8 – 10 triệu đồng/năm, cây mía tím đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở một số huyện miền tây Thanh Hóa như huyện Bá Thước, Quan Hóa...

Cá tra nguyên liệu loại trên 1 kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg, mức giá mà các doanh nghiệp chế biến thu mua rất hạn chế. Cùng lúc này, loại cá dưới 800 g/con, giá thu mua khoảng 22.000 – 22.200 đồng/kg (áp dụng cho phương thức mua cá trả tiền chậm), còn nếu trả tiền mặt, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg.

Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.

Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.