Rủ nhau đi bắt cá con

Người nào gặp may một ngày vớt cá có thể kiếm được hơn chục ký, bán ngay tại chỗ thu về hơn 1 triệu đồng.
Cá con vớt lên là có khách qua đường dừng lại hỏi mua.
Hằng năm, từ khoảng cuối tháng Tám đến cuối tháng Chín âm lịch, khi trời đổ mưa, nước từ những cánh đồng dưới chân núi Bà Đen (trải dài tới xã Phan của huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) lại tràn về, chảy qua cống ngầm cầu K13.
Trôi xuôi dòng nước là từng đàn cá con lũ lượt theo về.
Mùa này, nhiều người dân ở các xã Phan, Bàu Năng, Chà Là nam có, nữ có lại rủ nhau đi bắt cá con. Để bắt cá, họ chỉ cần những dụng cụ thô sơ.
Cá con vớt lên bờ, có thể bán ngay tại chỗ; cá chưa phân loại được bán với giá 100.000 đồng/kg, nếu đã phân loại thì cá rễ tre có giá tới 200.000 đồng/kg, các loại cá khác khoảng 80.000 đồng/kg.
Người nào gặp may một ngày vớt cá có thể kiếm được hơn chục ký, bán ngay tại chỗ thu về hơn 1 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sau bốn tháng nuôi, bình quân năng suất cá trê lai sẽ đạt 1,8-2 tấn/ao. Đặc biệt, với 4 ao nuôi rộng 2.000 m2, người chăn nuôi sẽ lãi ròng khoảng 200 triệu đồng/năm.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tình hình nuôi nghêu trên biển Tân Thành năm nay thuận lợi, không xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho địa phương như các năm vừa qua.

Lần theo địa chỉ được anh bạn giới thiệu, tìm về đúng khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa (Tp. Long Xuyên, An Giang), chúng tôi hỏi thăm suốt dọc đường mà nghe tên ông Ba Kim ai cũng lắc đầu ngơ ngác. Nhưng chỉ cần “quá bộ” vài bước xuống cánh đồng ngay kế lộ, thì người nào cũng biết và nhiệt tình chỉ đường về “trại tép Ba Kim”.

Nơi có sản lượng đạt cao là Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên do nông dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi thâm canh; công tác kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản, giống và phòng chống dịch bệnh trên cá được chú trọng đã hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khá lớn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện. Cùng với việc phát huy thế mạnh chăn nuôi trong nông nghiệp, hiện Dầu Tiếng (Bình Dương) đang tập trung phát triển ngành này theo hướng công nghiệp.