Rót vốn cải tạo vườn tạp

Những năm gần đây, các cây có múi như cam, quýt là cây trồng chủ lực của xã Thạnh Hòa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều diện tích vườn trồng nhiều loại cây tạp, hoặc bỏ hoang đất, mà một trong những lý do là nông dân không có vốn đầu tư.
Khấm khá nhờ được hỗ trợ trồng cam, quýt
Ông Phan Văn Lâm - Chủ tịch Hội ND xã Thạnh Hòa cho biết, trước tình trạng vẫn còn nhiều vườn tạp, đất bỏ hoang, Hội ND đã lập dự án sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để cho một số hội viên vay cải tạo đất trồng các loại cây có múi như cam, quýt. Dự án trồng cây có múi được thực hiện năm 2012 với 20 hộ tham gia, tổng nguồn vốn Quỹ HTND giải ngân là 500 triệu đồng. Bình quân, mỗi hộ được vay 25 triệu đồng. Nhờ có kinh nghiệm và được hướng dẫn thêm, các hộ vay vốn đều sử dụng hiệu quả. Đến cuối năm 2014, tất cả các hộ nằm trong dự án đều đã hoàn trả vốn tốt, đúng kỳ hạn.
Lão nông Phạm Văn Thương ở ấp 3 chia sẻ: “Năm 2012, nhờ đươc vay vốn từ nguồn Quỹ HTND, tôi chuyển 5ha đất vườn tạp sang trồng cam. Năm vừa rồi tôi thu hoạch vụ đầu. Năm nay vụ thứ 2 ước tính ít nhất cũng thu hơn 80 triệu đồng. Các năm sau, cây trưởng thành cho quả sai, tôi sẽ thu lợi nhiều hơn...”. Cũng là một hộ tham gia dự án, ông Nguyễn Văn Trải – Chi hội trưởng Chi hội ND ấp 3 bộc bạch: “Hồi trước tôi trồng sầu riêng nhưng không hiệu quả, vì đất không phù hợp. Tôi cunũng muốn chuyển cây khác mà chưa có vốn. Đến khi được vay vốn Quỹ HTND, tôi cải tạo đất và chuyển sang trồng cam sành, cam xoàn, quýt. Những loại cây này cho hiệu quả kinh tế cao hơn sầu riêng...”.
Thêm niềm tin vào tổ chức hội
Theo ông Nguyễn Văn Trải, nguồn vốn từ Quỹ HTND thực sự đã giúp nhiều ND có điều kiện phát triển sản xuất, đồng thời tạo được niềm tin vào Hội. Nhiều hộ trước đây chưa là hội viên Hội ND, khi thấy hiệu quả mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây có múi đã tình nguyện tham gia sinh hoạt chi, tổ hội. Thông qua các mô hình kinh tế do dự án rót vốn đã góp phần tăng thu nhập của ND.
Ông Nguyễn Thành Quyến – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Phụng Hiệp cho biết: “Không chỉ dự án ở xã Thạnh Hòa, việc cho vay và thu lãi, thu nợ các dự án khác của Quỹ HTND trên địa bàn rất tốt. Điều này cho thấy, nguồn vốn từ Quỹ HTND thực sự có hiệu quả, giúp hội viên, ND có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Thời gian qua, các dự án cho vay đều chú trọng phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương để nâng cao hiệu quả đồng vốn”.
Theo đánh giá chung, Hội ND huyện Phụng Hiệp đã quản lý nguồn vốn và tiến hành bình xét chọn đối tượng cho vay theo đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên. Ngoài việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội quản lý quỹ, Hội ND huyện thường xuyên kiểm tra từng hộ về việc có sử dụng nguồn vốn đúng mục đích hay không, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh...
Có thể bạn quan tâm

Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (TP.Hội An - Quảng Nam) cho biết, những ngày qua, nhiều phương tiện khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đã xâm nhập và khai thác trái phép tôm hùm tại vùng biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An). Theo đó, trong ngày 2/4, đơn vị đã kịp thời ngăn chặn việc khai thác, mua bán và vận chuyển trái phép 50 kg tôm hùm tại xã đảo. Khối lượng lớn tôm hùm này đã được 16 phương tiện hành nghề khai thác hải sản ven bờ của huyện Núi Thành khai thác trái phép và bán lại cho người dân địa phương.

Để đạt được mục tiêu, ngày từ đầu tháng 3, phòng nông nghiệp huyện đã phối hợp với chính quyền các địa phương có diện tích nuôi tôm, chỉ đạo các chủ đồng nuôi tập trung cải tạo đầm, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, sẵn sàng thả tôm giống khi thời tiết thuận lợi. Nhờ chuẩn bị tốt các điều kiện, nên đến ngày 31-3-2013, toàn huyện đã thả nuôi được 55 triệu con tôm sú.

“Tôi vẫn nhớ những tháng ngày lận đận trước đây. Khi đó, nhà nghèo, con nhỏ nên gia đình luôn chịu cảnh thiếu trước, hụt sau…”. Đó là lời nói chân tình của anh Nguyễn Văn Phước - chủ trại nuôi gà sinh học thả vườn ở ấp Phú Long Phụng B - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre).

James Tran và Peter Howard, chủ trại nuôi tôm chân trắng mang tên Sky 8 của công ty Skyworks Solutions đã được đền đáp xứng đáng trong vụ thu hoạch bội thu đầu tiên vào tháng 3 năm nay và đã có kế hoạch mở rộng quy mô nuôi với hy vọng thu lợi nhờ đáp ứng đúng nhu cầu thực phẩm tươi sống tại chỗ của người dân.

Những năm trước đây ở xã Thanh Sơn (huyện Tân Phú - Đồng Nai) từng xảy ra tình trạng nông dân trồng bắp nhưng đến mùa thu hoạch lại không có hạt, khiến nhiều người điêu đứng. Gần đây, hiện tượng này lại tiếp tục xảy ra ở các xã Tà Lài và Phú Lập (huyện Tân Phú - Đồng Nai). Nhiều ruộng bắp đã đến ngày thu hoạch nhưng không có hạt hoặc chỉ lưa thưa vài hạt.