Rót vốn cải tạo vườn tạp

Những năm gần đây, các cây có múi như cam, quýt là cây trồng chủ lực của xã Thạnh Hòa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều diện tích vườn trồng nhiều loại cây tạp, hoặc bỏ hoang đất, mà một trong những lý do là nông dân không có vốn đầu tư.
Khấm khá nhờ được hỗ trợ trồng cam, quýt
Ông Phan Văn Lâm - Chủ tịch Hội ND xã Thạnh Hòa cho biết, trước tình trạng vẫn còn nhiều vườn tạp, đất bỏ hoang, Hội ND đã lập dự án sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để cho một số hội viên vay cải tạo đất trồng các loại cây có múi như cam, quýt. Dự án trồng cây có múi được thực hiện năm 2012 với 20 hộ tham gia, tổng nguồn vốn Quỹ HTND giải ngân là 500 triệu đồng. Bình quân, mỗi hộ được vay 25 triệu đồng. Nhờ có kinh nghiệm và được hướng dẫn thêm, các hộ vay vốn đều sử dụng hiệu quả. Đến cuối năm 2014, tất cả các hộ nằm trong dự án đều đã hoàn trả vốn tốt, đúng kỳ hạn.
Lão nông Phạm Văn Thương ở ấp 3 chia sẻ: “Năm 2012, nhờ đươc vay vốn từ nguồn Quỹ HTND, tôi chuyển 5ha đất vườn tạp sang trồng cam. Năm vừa rồi tôi thu hoạch vụ đầu. Năm nay vụ thứ 2 ước tính ít nhất cũng thu hơn 80 triệu đồng. Các năm sau, cây trưởng thành cho quả sai, tôi sẽ thu lợi nhiều hơn...”. Cũng là một hộ tham gia dự án, ông Nguyễn Văn Trải – Chi hội trưởng Chi hội ND ấp 3 bộc bạch: “Hồi trước tôi trồng sầu riêng nhưng không hiệu quả, vì đất không phù hợp. Tôi cunũng muốn chuyển cây khác mà chưa có vốn. Đến khi được vay vốn Quỹ HTND, tôi cải tạo đất và chuyển sang trồng cam sành, cam xoàn, quýt. Những loại cây này cho hiệu quả kinh tế cao hơn sầu riêng...”.
Thêm niềm tin vào tổ chức hội
Theo ông Nguyễn Văn Trải, nguồn vốn từ Quỹ HTND thực sự đã giúp nhiều ND có điều kiện phát triển sản xuất, đồng thời tạo được niềm tin vào Hội. Nhiều hộ trước đây chưa là hội viên Hội ND, khi thấy hiệu quả mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây có múi đã tình nguyện tham gia sinh hoạt chi, tổ hội. Thông qua các mô hình kinh tế do dự án rót vốn đã góp phần tăng thu nhập của ND.
Ông Nguyễn Thành Quyến – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Phụng Hiệp cho biết: “Không chỉ dự án ở xã Thạnh Hòa, việc cho vay và thu lãi, thu nợ các dự án khác của Quỹ HTND trên địa bàn rất tốt. Điều này cho thấy, nguồn vốn từ Quỹ HTND thực sự có hiệu quả, giúp hội viên, ND có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Thời gian qua, các dự án cho vay đều chú trọng phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương để nâng cao hiệu quả đồng vốn”.
Theo đánh giá chung, Hội ND huyện Phụng Hiệp đã quản lý nguồn vốn và tiến hành bình xét chọn đối tượng cho vay theo đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên. Ngoài việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội quản lý quỹ, Hội ND huyện thường xuyên kiểm tra từng hộ về việc có sử dụng nguồn vốn đúng mục đích hay không, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh...
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 15/5 đến 30/6, đàn gia súc tại 35 xã, phường, thị trấn của các huyện An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên và thị xã Châu Đốc, Tân Châu (An Giang) sẽ được tiêm phòng vaccine lở mồm long móng miễn phí (đợt 1-2013).

Chỉ tính riêng năm 2012, toàn thành phố Hà Nội đã có 24 HTX mới thành lập chuyên sản xuất rau an toàn (RAT), đưa số HTX nông nghiệp sản xuất RAT lên trên 100 HTX. Tuy nhiên, khâu đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phát huy được vai trò "bà đỡ" của các HTX là đầu ra cho sản phẩm hiện vẫn hết sức khó khăn...

Ông Đỗ Hiếu Liêm, 68 tuổi, ở ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) là người đi tiên phong và thành công với mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi vụ nuôi. Đây là mô hình mà ngành Nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích nông dân áp dụng, đồng thời có chủ trương nhân rộng ra những địa phương khác.

Để đạt được những mục tiêu gieo cấy 5.100 ha lúa, năng suất 55 tạ/ha, huyện Yên Phong chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát định hướng của ngành Nông nghiệp, điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch.

Năm 2012, lần đầu tiên huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đưa mô hình nuôi cá lồng bè vào nuôi thí điểm tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc xã Trà Tân). Mô hình này đã thành công và đang được nhân rộng, đem lại hướng sinh kế mới cho người dân bị mất đất vùng thủy điện.