Rộn Ràng Làng Biển Ngày Cuối Năm

Trong những ngày cuối năm, các cửa biển, cảng cá trong tỉnh tràn ngập không khí rộn ràng. Tuần qua, hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương liên tiếp nối đuôi nhau cập bến, vận chuyển thủy sản lên bờ sau tháng ngày dài bám biển đánh bắt.
Tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa, từ ngày 25 đến 30 tết, mỗi ngày có ít nhất từ 10 – 15 tàu câu cá ngừ cập bến mang theo hàng chục tấn cá. Trên bờ, hàng trăm ngư dân hối hả vận chuyển cá. Hoạt động mua, bán thủy sản cũng tất bật, rộn ràng. Dưới cửa biển Đà Diễn, hàng chục ngư dân dùng lưới mùng tranh thủ kéo cá thài bai, loại cá chỉ bằng que tăm nhưng có giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, tại một góc cảng, các lão ngư chộn rộn lo mâm cúng cuối năm đáp lễ “cô bác” phù hộ cho tàu thuyền ra vào luồng lạch an toàn…
Theo nhiều ngư dân, những con tàu cập bến cuối cùng tại cảng cá phường 6 có sản lượng đánh bắt tương đối khá, trọng lượng và chất lượng cá ngừ đại dương cũng tốt hơn những ngày thường. Nhiều tàu còn tranh thủ đánh bắt cả cá chuồn và nhiều loại cá khác để bù phí tổn, như tàu PY97639TS của ông Trần Kim Hoa ở phường 6.
“Ra khơi được hơn 20 ngày, ngự trị ở “cánh đồng” Trường Sa, tàu tôi có 11 lao động, đánh bắt được thêm 15 tấn cá chuồn, xuất bán cho các thương lái ở tỉnh Khánh Hòa ngay tại cảng cá với giá 16.000 đồng/kg, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Trong chuyến biển này, mỗi người đi bạn (lao động) cũng được chia từ 3 đến 4 triệu đồng tiêu tết”, ông Hoa chia sẻ.
Dưới mép nước cửa biển Đà Diễn, những ngư dân không có điều kiện đánh bắt xa bờ cũng tranh thủ ngụp lặn, kéo cá cá thài bai bán với giá từ 170.000 đến 200.000 đồng/kg để kiếm tiền trang trải ngày tết. “Ba ngày qua, cá thài bai xuất hiện nhiều ở cửa biển. Trung bình mỗi người, mỗi ngày kéo được từ 5 đến 6kg cá. Cá sau khi được đưa lên bờ, làm sạch cát, bán cho các tiểu thương. Loại cá này thường được dùng để đổ chả với trứng gà cho hương vị rất thơm và ngon miệng, nhất là trong dịp tết”, lão ngư Võ Mưa (85 tuổi, ở khú phố Lê Duẩn, phường 6) cho biết.
Cá về nhiều, những phụ nữ làng chài cũng tranh thủ tham gia bốc vác, phân loại cá kiếm thu nhập từ 100.000 – 200.000 đồng/ngày. “Năm nào cũng vậy, sáng nào chị em chúng tôi cũng ngóng đợi chồng, con kịp về bến ăn tết và kiếm thêm chút đỉnh tiền phụ giúp gia đình trang trải, sắm sửa tết. Thu nhập không cao, nhưng ai cũng lấy làm vui vì người nào cũng có chung tâm trạng gia đình được xum vầy trong ngày cuối năm”, chị Nguyễn Thị Liên ở phường 6 tâm sự.
Theo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phú Yên có hơn 1.000 tàu cá công suất trên 90CV, chủ yếu là câu cá ngừ đại dương. Các tàu này đang trên đường vào đất liền để kịp xuất cá, nghỉ tết. Còn khoảng 75 tàu với 630 lao động đã xác định bám trụ, ăn tết trên biển tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa và khu vực giữa Trường Tra - Hoàng Sa, chờ cơ hội trúng mẻ cá ngừ đầu tiên lấy lộc biển chào năm mới, dự kiến sẽ cập bến sau tết. Tất cả các tàu cá trên đều liên lạc được với đất liền.
Có thể bạn quan tâm

Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.

Được sự chỉ dẫn tận tình, chúng tôi tìm đến ngôi nhà có vườn cây với tên gọi khá lạ so với người dân Phố núi: cây chùm ngây. Người đàn ông tuổi đã ngoài 50 tên Nguyễn Sỹ Trung chính là chủ nhân của mảnh vườn ấy. Mấy ai ngờ rằng mảnh vườn vỏn vẹn 100 m2 này chính là niềm vui của đôi vợ chồng cựu chiến binh sống tại tổ 4, phường Thắng Lợi (TP. Pleiku).

Sở hữu hơn 40 cây dâu da đất với năng suất từ 1 tạ đến 3 tạ/cây, gia đình ông Nguyễn Hòa My (ở thôn An Điền Bắc, xã Cửu An, thị xã An Khê) đã chọn đúng cây trồng, hợp thổ nhưỡng để thoát nghèo “khỏe” với thu nhập gần 50 triệu đồng/năm.

Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.

Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).