Rơm Đắt Như... Vàng

Rơm được bán theo bó nhỏ (lọng). Mỗi lọng nhỏ từ 30 - 40 ngàn đồng, lọng lớn từ 60 - 70 ngàn đồng.
Từ đầu tháng 3 đến nay, khi bắt đầu thu hoạch vụ dưa đông xuân 2013 - 2014 và vụ dưa xuân hè 2014, tại các tỉnh miền Trung, rơm được bán với giá rất cao, gấp 2 - 3 lần so với mọi năm.
Dọc 2 bên của quốc lộ 1A của các tỉnh miền Trung lại mọc lên những đại lý Rơm. Sẵn sàng cung ứng cho các thương lái có dưa chở đi Trung Quốc hay các tỉnh phía Bắc. Rơm được bán theo bó nhỏ (lọng). Mỗi lọng nhỏ từ 30 - 40 ngàn đồng, lọng lớn từ 60 - 70 ngàn đồng. Để chở 1 xe dưa khoảng 30 tấn cần khoảng 200 lọng rơm nhỏ, chi phí cho mua và chất rơm lên xe từ 6- 7 triệu đồng. Hiện nay, ngoài rơm chưa có vật liệu nào thay thế để lót dưa khi đưa lên xe để vận chuyển an toàn.
Được biết, 1 sào Trung bộ, sau khi thu hoạch lúa được khoảng 200 kg rơm khô. Nếu bán tại ruộng thì khoảng 200 - 250 ngàn đồng. Nhưng để đến thời điểm mùa dưa vừa qua và hiện nay thì bó được 50 lọng rơm nhỏ, với giá 30 ngàn đồng/lọng thì được 1,5 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, trong nửa đầu tháng 5/2015, toàn tỉnh có khoảng 30 tấn thanh long không tìm được đầu ra.

Ở vùng Đông Nam bộ, điều là cây công nghiệp dễ trồng, dễ chăm sóc, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tỉnh Bình Phước có quỹ đất bazan chiếm gần 60% diện tích toàn tỉnh, rất thuận tiện cho sự phát triển tối ưu của cây điều, cho năng suất cao. Dẫu giá cả có trồi sụt trong những năm qua, song cây điều vẫn giúp bà con nông dân ở địa phương này có đời sống ổn định.

Cần cù, chịu khó cộng với sự đầu tư “bài bản”, nghề trồng lúa cũng có thể làm giàu. Đó là 3 anh em: Đặng Duy Phán, Đặng Duy Phú, Đặng Duy Trung ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Lúc mới vào vụ, giá hành tím được đẩy lên đến 25.000 đồng/kg. Nhưng, khi càng cận ngày Tết Nguyên đán 2015, giá hành càng giảm mạnh và đến khi vụ hành mùa (hành chính vụ) chính thức bước vào thu hoạch, người trồng hành tím mới vỡ mộng vì hầu như không có doanh nghiệp xuất khẩu nào đến thu mua.

Vốn là loại cây dễ trồng, đầu tư ít, thích hợp với nông dân ít vốn nên dù năm được, năm mất, cây sắn (mì) vẫn gắn bó với người dân Tây Nguyên như một cây xóa nghèo. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, diện tích trồng sắn tăng khá nhanh, đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng và phát triển thiếu bền vững.