Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Giải Pháp Chống Dịch Chưa Đủ Tầm

Rệu Rạo Thú Y Thủy Sản: Giải Pháp Chống Dịch Chưa Đủ Tầm
Ngày đăng: 24/03/2012

"Xé rào" thả trước vụ

Theo kết quả phân tích của các ngành chức năng, trong 8 mẫu nước và 13 mẫu bùn lắng lấy từ 2 tỉnh có thiệt hại do tôm chết nghiêm trọng nhất năm 2011 là Sóc Trăng và Bạc Liêu thì 100% các mẫu nước này đều bị ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV Cypermethrin vượt mức cho phép từ 3- 6 lần. Với mức độ ô nhiễm cao như vậy, tôm sẽ bị chết ngay khi thả nuôi.

Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng: Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước gây thiệt hại trên vụ tôm năm nay là rất lớn. Nguyên nhân do người nuôi “xé rào” thả trước vụ, môi trường ô nhiễm nặng, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, độ mặn không đủ do mưa nhiều...

Bên cạnh đó, người nuôi chủ quan trong cả nuôi trồng và quản lý, bất chấp thời tiết thả nuôi trước thời vụ, cải tạo ao đầm không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng con giống kém. Nhiều hộ không sử dụng ao lắng mà lấy nước trực tiếp vào ao, không có hệ thống chứa nước thải nên khi dịch bệnh xảy ra, nguồn nước ô nhiễm thải trực tiếp ra môi trường khiến mầm bệnh phát tán trên diện rộng.

Mặt khác, trong quá trình phòng chống dịch bệnh, yếu tố quan trọng là hóa chất để dập dịch rất thiếu và chưa kịp thời. Tại những vùng tôm nuôi bị thiệt hại, công tác quản lý nguồn nước thải vẫn khó khăn, lượng tôm bị bệnh được thu hoạch đưa đi tiêu thụ cũng chưa thể kiểm soát hết. Trong khi đó, hầu hết các tỉnh đều gặp khó do thiếu nhân lực và biện pháp chế tài.

Theo ông Võ Quang Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng): “Hiện nay rất khó kiểm soát chất lượng của từng loại hóa chất, thuốc thú y thủy sản đang tồn tại trên thị trường. Kích cỡ con giống hầu như không đạt cỡ post theo quy định của Bộ NN- PTNT. Vấn đề môi trường nuôi vẫn chưa có một tiêu chí cụ thể nào”.

Phòng chống dịch bệnh còn bỏ ngỏ

Hiện cán bộ thú y thủy sản ở cả 4 cấp đều thiếu về số lượng lẫn chất lượng chuyên môn. Mặc dù thủy sản là ngành mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, song công tác thú y thủy sản, phòng chống dịch bệnh vẫn bỏ ngỏ. Ở nhiều địa phương, lĩnh vực NTTS mới chỉ dùng lại ở công tác quản lý nhà nước, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, tập huấn cho nông dân, áp dụng TBKT... Nhiều nơi cán bộ thú y thủy sản hầu như không có, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả SX.

 Ở đây phần nào có sự “bất bình đẳng” bởi chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có hệ thống thú y đến tận cơ sở, lĩnh vực thú y thủy sản gần như trống. Hơn nữa người dân không mấy tin tưởng vào công tác thú y thủy sản.

Theo Tổng cục Thủy sản, các giải pháp phòng chống dịch vừa qua là chưa đủ tầm, thiếu sự phối hợp đồng bộ và còn nhiều hạn chế. Các cơ quan chuyên môn địa phương phải chủ động tham mưu triển khai kịp thời biện pháp phòng chống dịch, khôi phục SX; nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững, nhất là cơ sở hạ tầng...

Khi diện tích và số lượng nuôi tăng cao thì dịch bệnh, ô nhiễm ao, hồ, đầm ngày càng tăng. Nguyên nhân do không kiểm soát hết được xuất xứ con giống, dịch bệnh. Trong khi một diện tích nuôi bị bệnh thì các diện tích khác rất dễ nhiễm, do lây lan từ nguồn nước, thức ăn... Để từng bước kiểm soát, thanh toán triệt để nguồn bệnh, cán bộ thú y thủy sản phải thường xuyên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp đồng bộ của các cấp ngành và người dân. Chính quyền địa phương phải nhập cuộc ngay việc phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn quản lý.

Theo Tổng cục Thủy sản, Chi cục Thú y các tỉnh cần xây dựng các giải pháp đồng bộ từ kiểm dịch giống thủy sản SX trong tỉnh đến tăng cường thanh tra, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Thành lập các đội kiểm tra lưu động, phối hợp với các chốt kiểm dịch của tỉnh kiểm soát chặt chẽ nguồn giống nhập từ tỉnh ngoài vào. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y ở cơ sở SX giống, cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn cho động vật thủy sản.

Duy trì các hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm một cách chính xác, kịp thời về bệnh trên vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng TBKT vào SX để phòng tránh bệnh, tăng cường công tác kiểm dịch cả nguyên liệu nhập về chế biến để phòng bệnh từ xa...


Có thể bạn quan tâm

Định Hóa (Thái Nguyên) Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản Định Hóa (Thái Nguyên) Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản

Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).

26/01/2015
Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

26/01/2015
Cảnh Báo Tình Trạng Gấu Nuôi Chết Liên Tiếp Tại Quảng Ninh Cảnh Báo Tình Trạng Gấu Nuôi Chết Liên Tiếp Tại Quảng Ninh

Đây là thông tin của Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Ninh công bố sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu nuôi nhốt tại ba trang trại tại thành phố Hạ Long. Theo kết quả đánh giá, thực trạng tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh là đáng báo động với nhiều cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói.

26/01/2015
Khống Chế Dịch Bệnh Trên Vật Nuôi Khống Chế Dịch Bệnh Trên Vật Nuôi

Năm 2015, ngành Thú y sẽ tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.

26/01/2015
Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), diện tích trồng bắp trên toàn huyện có khoảng 400ha, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Hiệp Hưng… Trong đó, người dân chủ yếu lựa chọn loại bắp ăn để gieo trồng với 380ha, còn lại là bắp lai.

26/01/2015