Rau Xanh Sau Tết Giá Rẻ Như Cho

Trái với thông lệ, cứ sau Tết Nguyên đán, rau xanh tăng giá, năm nay giá rau thấp, nhưng vẫn khó tiêu thụ.
Tại các chợ rau quả đầu mối như An Dương, Tam Bạc, chợ Cầu Rào... mặt hàng rau xanh khá dồi dào, phong phú. Chị Nguyễn Thị Hảo, ở đường Hào Khê cho biết, mọi năm, cứ ra Giêng là giá rau xanh tăng mạnh. Ngoài ra, với tâm lý tích trữ rau trong những ngày Tết, gia đình nào cũng mua nhiều hơn so với những ngày bình thường.
Năm nay giá rau vẫn ổn định, thậm chí còn rẻ bất ngờ so với vài tháng trước. Các loại rau, quả như cà chua, cải bắp, su hào, đậu cô ve... đầy ắp chợ mà người mua cũng không mấy mặn mà. Giá su hào chỉ là 2.000 - 3.000 đồng/củ to, rau cải 4.000 - 5.000 đồng/kg, bắp cải 2.000 - 3.000 đồng/cái…
Giá rau tại ruộng năm nay cũng giảm mạnh. Cánh đồng thôn Hà Phương 3 (xã Hà Phương, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) vừa được quy hoạch trở thành vùng trồng rau an toàn của xã, được đầu tư hệ thống đường giao thông nội đồng, thủy lợi khang trang... giúp cho việc sản xuất của người dân thuận lợi, xanh mướt với thửa ruộng bắp cải, su hào, súp lơ.
Bà Phạm Thị Hậu, người dân thôn Hà Phương 3, vừa trồng xong ba sào bắp cải cho biết, người dân trong thôn có kinh nghiệm trồng rau màu nhiều năm nay.
Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá các loại rau hạ thấp khiến nông dân không khỏi bùi ngùi. Cụ thể, giá bán buôn bắp cải từ 6.000 đồng/kg thời điểm trước Tết xuống còn 1.000 đồng/kg, thấp hơn cả giá cải bắp giống; su hào loại to từ 2.000 đồng/củ, nay chỉ còn 400-500 đồng/củ. Cà chua từ 4000-5000 đồng/kg, hiện chỉ còn từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng/kg, nhưng vẫn tiêu thụ chậm.
Giá bán thấp khiến nhiều hộ dân để cải mọc ngồng, su hào, bắp cải quá lứa, thậm chí nhổ bỏ ngay tại ruộng. Trung bình, với một sào trồng su hào, tương đương khoảng ba nghìn củ, tiền cây giống, phân bón, điện trong khoảng hai tháng mất gần một triệu đồng…
Nếu bán cải bắp với giá 1.000 đồng/kg thì mới chỉ lấy công làm lãi. Còn với giá bán như hiện nay, công chăm sóc, thu hoạch và đi bán coi như không có, thậm chí những thửa ruộng có nhiều cây hỏng cầm chắc lỗ vốn. Anh Thanh, người xã Nhân Hòa (huyện Vĩnh Bảo) cho biết, gia đình anh trồng một sào su hào, đạt năng suất khoảng 2 tấn/vụ.
Vào những lứa rau trái vụ thu hoạch trước đây, các thương lái thường tìm đến tận ruộng thu mua, với giá 3000-4000 đồng, thậm chí 7.000-8.000 đồng/kg. Tuy nhiên, lứa rau này không có ai hỏi mua, dù giá liên tục hạ. Từ sáng sớm anh phải chở rau ra chợ thị trấn Vĩnh Bảo bán với giá 500 đồng/kg. Số hàng anh bán được đều do người dân thấy giá rẻ bất ngờ nên mua ủng hộ.
Nguyên nhân chính dẫn đến giá rau xanh hạ thấp vào thời điểm này là do thời tiết thuận lợi, rau phát triển tốt, nhiều diện tích rau vụ đông phải thu hoạch sớm để kịp cấy lúa xuân, nguồn cung vượt quá nhu cầu. Mặc dù giá rau thấp, nhiều hộ cho biết, họ vẫn tiếp tục gắn bó với việc trồng rau vì đây là cây ngắn ngày, khả năng quay vòng vốn nhanh hơn trồng lúa.
Đối với số rau đến kỳ thu hoạch, người dân sẽ giữ tại ruộng để chờ thời tiết chuyển lạnh, rau phát triển chậm lại sẽ mang ra bán, hoặc để làm giống cho vụ sau. Hoặc phát triển sang các loại rau màu trái vụ, có giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Ban đầu HTX có 25 xã viên và 20 lao động, sản xuất 8 bè với số vốn điều lệ 900 triệu đồng.

Chuyện củ khoai lang mà người dân trồng tại các Sau một thời gian tồn tại ở mức bán lãi cao, hiện đang bị thương lái ép giá thu mua với giá rẻ hơn nhiều. Nhưng, người nông dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục trông khoai vì tính ra vẫn có lãi.

Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.