Rau Sạch Điên Điển Hút Hàng

Điên điển được liệt vào danh sách cây rau sạch, một năm chỉ xuất hiện một lần mọc ở các đầm ao, hay trồng theo các bờ ranh hoặc đất trống.
Bông điên điển là loại cây xuất hiện trong những tháng mùa lũ từ tháng 7 – 11 mới hết vụ, chủ yếu tập trung ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và TP. Cần Thơ.
Điên điển được liệt vào danh sách cây rau sạch, một năm chỉ xuất hiện một lần mọc ở các đầm ao, hay trồng theo các bờ ranh hoặc đất trống.
Cây phát triển rất nhanh, điều đặc biệt cây không cần chăm sóc, hay đầu tư phân thuốc mà vẫn cho bông rất sai, nhờ vậy đã giúp rất nhiều người dân tăng thêm thu nhập trong mùa lũ.
Chị Nguyễn Thị Tiết, bán bông điên điển ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành – An Giang, cho biết: Hiện nay giá bông điên điển từ 60- 70.000 đ/kg vẫn hút hàng, nhưng khi đến mùa rộ tháng 9-10, giá giảm xuống hơn phân nửa.
Ngoài bán bông tươi, người dân còn làm dưa chua điên điển, giá 30.000 đ/hộp (0,5kg). Bông điên điển là món ăn ưa thích của người dân ĐBSCL, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Có thể bạn quan tâm

An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.

Gần đây, trên những diện tích sản xuất lúa, hoa màu gặp khó khăn, năng suất đạt thấp do đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nông dân xã Đại Đồng (Đại Lộc - Quảng Nam) đã chuyển sang chuyên canh cây sả theo hướng hàng hóa với diện tích lớn, thu được hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.

Ông Đặng Quang Tiến, thôn 4, xã Sơn Mỹ (Hàm Tân - Bình Thuận) được coi là chủ trang trại chăn nuôi lớn ở địa phương này, hiện đang sở hữu 200 heo nái, 800 heo thịt và 100 heo nái hậu bị (chuẩn bị phối giống).

Những năm gần đây, người dân ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ngày càng gắn bó với mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ loại cây này, nhiều hộ dân trong xã đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.