Rau Sạch Đà Lạt Sang Thị Trường Hàn Quốc

Ngày 7-5, tin từ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào - Anh Đào Co.op, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, vừa ký hợp đồng xuất khẩu rau sạch Đà Lạt với Tập đoàn đa lĩnh vực CJ Group của Hàn Quốc.
Theo thỏa thuận, mỗi tháng Anh Đào Co.op cung cấp 60 tấn rau sạch sang thị trường Hàn Quốc. Trước mắt, Anh Đào Co.op sẽ cung cấp loại rau xà lách Mỹ (canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP) cho đối tác, sau đó sẽ bổ sung thêm một số loại rau khác của Đà Lạt. Giá rau bình quân trong hợp đồng ký kết cao hơn và ổn định so với giá bán thị trường nội địa.
Năm 2013, diện tích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng gần 35 nghìn ha, trong đó diện tích cây rau gần 12 nghìn ha, sản lượng đạt 1,7 triệu tấn. Giá trị sản xuất trên cây rau cao cấp đạt 400 triệu đồng/ha/năm, cao gấp hai lần so với bình quân chung, xuất khẩu hơn 13,3 nghìn tấn, chủ yếu đến các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Thái-lan, Singapore…
Có thể bạn quan tâm

Chính thức triển khai từ tháng 5/2013 đến nay, Lâm Đồng đang dẫn đầu Tây Nguyên với hơn 1.830 hộ gia đình đã vay từ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện việc tái canh, trồng mới cà phê trên tổng diện tích khoảng 8.650ha.

Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ vừa cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho 2 nhãn hiệu "gạo Nàng thơm Chợ Đào” và "thanh long Châu Thành - Long An."

Heo tộc không còn được thả rông trong vườn, ngoài đường; không chỉ được nuôi một vài con để làm thịt mỗi khi tết đến, lễ hội về mà nay đã được nuôi với số lượng lớn hơn và đang góp phần cải thiện sinh kế cho người dân ở xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm.

Người nuôi cá lóc ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long đang lỗ nặng khi giá cá lóc thương phẩm thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 4.000 đ/kg.

Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.