Rau quả xuất khẩu tăng mạnh trong quí 1-2015

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trong quí 1-2015 đạt 6,13 tỷ đô la Mỹ, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó gạo đạt 440 triệu đô la Mỹ, giảm 32%; cà phê đạt 734 triệu đô la Mỹ, giảm 37,3%; cao su đạt 279 triệu đô la Mỹ, giảm 6,6%; điều, tiêu và thủy sản lần lượt giảm 14,8%, 3% và 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) thì kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước trong quí 1-2015 đạt 274 triệu đô la Mỹ, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có nhiều thị trường cao cấp tăng rất mạnh như Hàn Quốc tăng 100%, Singapore tăng 300%, Hổng Kông tăng 230%...
“Mặt hàng rau quả vẫn tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng tốt, đặc biệt có một số thị trường cao cấp tăng rất mạnh, đó là tín hiệu vui trong bối cảnh các mặt hàng nông sản khác đều sụt giảm”, ông Lương Ngọc Trung Lập, Trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) nói.
Cũng theo ông Lập, đối với thị trường Trung Quốc, dù tăng trưởng chỉ 36%, nhưng do đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn nên tỉ lệ như vậy cũng là điều khả quan, đặc biệt trong bối cảnh hàng hóa nông sản nói chung và mặt hàng rau quả nói riêng bị ùn tắc nghiêm trọng tại các cửa khẩu tiếp giáp quốc gia này trong thời gian gần đây.
Về nguyên nhân xuất khẩu rau quả tăng mạnh, theo một số doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao ở nhiều thị trường, trong đó có việc Mỹ mở cửa cho một số chủng loại trái cây mới của Việt Nam như nhãn, vải, chôm chôm, thanh long…
Tuy nhiên, theo ông Lập, cũng có một số thị trường tiêu thụ sụt giảm, cho nên bình quân xuất khẩu rau quả trong quí này tăng 13% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, thống kê của SOFRI, kim ngạch nhập khẩu rau quả trong quí đầu năm nay chỉ đạt 53,3 triệu đô la Mỹ, giảm trên 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, sau khi cân đối giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu rau quả trong quí 1-2015, xuất khẩu trong nước còn thặng dư một khoản kim ngạch lên đến trên 220 triệu đô la Mỹ.
Theo dự báo của SOFRI, xuất khẩu rau quả trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhiều chủng loại trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, sản lượng tăng nên có khả năng đáp ứng được những đơn hàng nhập khẩu với số lượng lớn hơn của đối tác.
Thống kê của Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2014 cả nước đạt 1,47 tỷ đô la Mỹ, tăng khoảng 500 triệu đô la Mỹ so với năm 2013. Dự báo năm 2015, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và sẽ đạt đến 2 tỷ đô la Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Vĩnh Long đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH De Heus– Hà Lan thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trại thực nghiệm thủy sản và thành lập chi nhánh R&D (Research & Development) Công ty TNHH De Heus tại ấp An Hương 1, xã Mỹ An (Mang Thít), với tổng vốn đầu tư 62 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD.

Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.

Hơn 90 ngàn con gà được nuôi trong những trại có không khí mát lạnh rộng 5ha, các khâu chăn nuôi đều theo quy trình tự động, cho ra hơn 5 tấn trứng sạch và an toàn mỗi ngày. Đó là những con gà của ông Nguyễn Công Khanh ở thôn Thanh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng.

Hiện nay, nhiều gia đình không chỉ có nhu cầu tìm mua các loại rau an toàn (RAT) mà còn tự sản xuất để phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhằm đảm bảo sức khỏe. Song, trở ngại lớn là vấn đề thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình ở đô thị. Mô hình "sản xuất rau ăn lá an toàn không cần đất qui mô hộ gia đình" đã và đang được Bình Thủy, TP Cần Thơ triển khai thực hiện, mở hướng cho các hộ gia đình phát triển sản xuất RAT mà không cần đất.