Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau quả xuất khẩu tăng mạnh trong quí 1-2015

Rau quả xuất khẩu tăng mạnh trong quí 1-2015
Ngày đăng: 24/04/2015

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trong quí 1-2015 đạt 6,13 tỷ đô la Mỹ, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó gạo đạt 440 triệu đô la Mỹ, giảm 32%; cà phê đạt 734 triệu đô la Mỹ, giảm 37,3%; cao su đạt 279 triệu đô la Mỹ, giảm 6,6%; điều, tiêu và thủy sản lần lượt giảm 14,8%, 3% và 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) thì kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước trong quí 1-2015 đạt 274 triệu đô la Mỹ, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có nhiều thị trường cao cấp tăng rất mạnh như Hàn Quốc tăng 100%, Singapore tăng 300%, Hổng Kông tăng 230%...

“Mặt hàng rau quả vẫn tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng tốt, đặc biệt có một số thị trường cao cấp tăng rất mạnh, đó là tín hiệu vui trong bối cảnh các mặt hàng nông sản khác đều sụt giảm”, ông Lương Ngọc Trung Lập, Trưởng bộ môn Nghiên cứu thị trường thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) nói.

Cũng theo ông Lập, đối với thị trường Trung Quốc, dù tăng trưởng chỉ 36%, nhưng do đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn nên tỉ lệ như vậy cũng là điều khả quan, đặc biệt trong bối cảnh hàng hóa nông sản nói chung và mặt hàng rau quả nói riêng bị ùn tắc nghiêm trọng tại các cửa khẩu tiếp giáp quốc gia này trong thời gian gần đây.

Về nguyên nhân xuất khẩu rau quả tăng mạnh, theo một số doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao ở nhiều thị trường, trong đó có việc Mỹ mở cửa cho một số chủng loại trái cây mới của Việt Nam như nhãn, vải, chôm chôm, thanh long…

Tuy nhiên, theo ông Lập, cũng có một số thị trường tiêu thụ sụt giảm, cho nên bình quân xuất khẩu rau quả trong quí này tăng 13% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, thống kê của SOFRI, kim ngạch nhập khẩu rau quả trong quí đầu năm nay chỉ đạt 53,3 triệu đô la Mỹ, giảm trên 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, sau khi cân đối giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu rau quả trong quí 1-2015, xuất khẩu trong nước còn thặng dư một khoản kim ngạch lên đến trên 220 triệu đô la Mỹ.

Theo dự báo của SOFRI, xuất khẩu rau quả trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhiều chủng loại trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, sản lượng tăng nên có khả năng đáp ứng được những đơn hàng nhập khẩu với số lượng lớn hơn của đối tác.

Thống kê của Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho thấy kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2014 cả nước đạt 1,47 tỷ đô la Mỹ, tăng khoảng 500 triệu đô la Mỹ so với năm 2013. Dự báo năm 2015, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và sẽ đạt đến 2 tỷ đô la Mỹ.


Có thể bạn quan tâm

Miền Tây Mùa Nước Lũ Phần 2 Miền Tây Mùa Nước Lũ Phần 2

Lũ năm 2000 đạt 5,08 m, là đỉnh cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long tính đến nay. Bộ trưởng Nông nghiệp nông thôn Cao Đức Phát trong chuyến khảo sát thực địa tại hai tỉnh An Giang - Đồng Tháp vài ngày trước cũng cho rằng lũ năm nay có thể vượt mức báo động 5, bằng hoặc cao hơn đỉnh lũ 2000

20/10/2011
Để Quả Điều Luôn “Vàng” Trên Đất Bình Phước: Thời Vàng Son Của Điều Để Quả Điều Luôn “Vàng” Trên Đất Bình Phước: Thời Vàng Son Của Điều

Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.

17/06/2012
Giá Cá Tra Giống Tại ĐBSCL Tăng Mạnh Trở Lại Giá Cá Tra Giống Tại ĐBSCL Tăng Mạnh Trở Lại

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

08/04/2012
Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Hiệu Quả Từ Thức Ăn Công Nghiệp

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

10/04/2012
Hà Giang Tạm Dừng Chương Trình Trồng Cây Caosu Hà Giang Tạm Dừng Chương Trình Trồng Cây Caosu

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.

18/06/2012