Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau quả Việt Nam có nhiều tiềm năng ở vùng Vịnh

Rau quả Việt Nam có nhiều tiềm năng ở vùng Vịnh
Ngày đăng: 04/05/2015

Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (www.trademap.org), trong sáu thị trường GCC (gồm Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman) thì UAE và Saudi Arabia là hai thị trường nhập khẩu rau, củ quả lớn nhất. Đặc biệt, thị trường Saudi Arabia lại có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất đối với các loại hoa, cây cảnh và trái cây. Nguyên nhân là do xu thế mở cửa của quốc gia này ngày càng rộng, lượng lao động người nước ngoài tại Saudi Arabia nhiều hơn nên cần một khối lượng hoa quả nhập khẩu lớn.

Saudi Arabia là thị trường lớn tại khu vực Trung Đông. Do điều kiện tự nhiên chủ yếu là sa mạc, không thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp nên nước này phải nhập khẩu khá nhiều nông sản để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt là những mặt hàng nông nghiệp thiết yếu. Trong khi đó, nông sản là mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh trong nhiều năm trở lại đây.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, trong những năm qua, mặc dù xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước vùng Vịnh có những tiến triển tích cực, nhưng tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn xét trên cả góc độ năng lực xuất khẩu của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu các loại rau, hoa, quả của các nước GCC.

Cụ thể, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang GCC chỉ chiếm khoảng 2,67% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Nếu so sánh với nhu cầu nhập khẩu của các nước GCC thì tỉ lệ này lại càng nhỏ hơn. Tính chung cả khu vực thì các nước GCC nhập khẩu 0,59% rau quả các loại từ Việt Nam. Đối với từng nước, tỉ lệ này lần lượt là: Saudi Arabia (0,74%), UAE (0,57%), Kuwait (0,64%), Qatar (0,24%), Bahrain (0,58%), Oman (0,10%).

Theo đánh giá của Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, việc xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước GCC chưa thực sự khởi sắc là do doanh nghiệp và nông dân Việt Nam chưa xây dựng được quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến tôn giáo; chưa thay đổi thói quen trong canh tác các sản phẩm rau quả, trong giao dịch buôn bán và nhất là do năng lực thu hoạch và bảo quản yếu kém trong khi hàng rau quả lại là mặt hàng dễ hư hỏng.

Mặt khác, rau quả Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển hoặc có khoảng cách địa lý thuận lợi như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Thái Lan…

Cũng theo cơ quan này, nếu doanh nghiệp Việt Nam biết thay đổi đúng hướng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu và tận dụng lợi thế sẵn có (những loại hoa quả đặc sản) thì tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường GCC là không nhỏ.

Theo Bộ Công Thương, sự hiện diện của ba cơ quan Thương vụ trên tổng số sáu nước GCC sẽ là cầu nối hữu hiệu để cung cấp các thông tin thị trường, tiêu chuẩn chất lượng và doanh nghiệp nhập khẩu bản địa cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, các hãng hàng không lớn như Emirates, Etihad, Saudi, Qatar đều đã mở đường bay thẳng nối Việt Nam với Saudi Arabia, UAE, Qatar. Đây là một điều kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng rau quả, đặc biệt là một số trái cây đặc sản của Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long sang các thị trường nói trên và các nước lân cận.

Xuất khẩu rau quả Việt Nam sang GCC tăng cao

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, năm 2013, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang được 13/15 thị trường khu vực Trung Đông với tổng kim ngạch đạt 20,7 triệu đô la Mỹ. Trong số đó, Saudi Arabia là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 9 triệu đô la Mỹ, tiếp đến là UAE với kim ngạch 7,5 triệu đô la Mỹ. Hai thị trường này chiếm gần 80% xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang GCC.

Năm 2014, hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục được xuất khẩu sang 13/15 thị trường khu vực Trung Đông này với tổng kim ngạch đạt 40,9 triệu đô la Mỹ. Riêng xuất khẩu sang 6 thị trường GCC đạt kim ngạch đạt 31,9 triệu đô la Mỹ, chiếm 78% kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Đông.

Đáng chú ý là xuất khẩu rau quả sang UAE và Saudi Arabia đều tăng rất nhanh, với kim ngạch lần lượt là 14,2 và 12,7 triệu đô la Mỹ. UAE đã vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong khu vực.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè

Được sự hỗ trợ lãi suất vốn vay của Nhà nước, nhiều nông dân ở Quảng Nam đã đầu tư phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt trong lồng bè. Hướng nuôi này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân.

01/08/2013
Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Tăng Ở Cà Mau Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Tăng Ở Cà Mau

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh ngày càng tăng nhanh. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và lan nhanh trên diện rộng, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy. Nếu như năm 2010 có 38,54 ha thì đầu năm 2012 đến nay diện tích bị bệnh hoại tử gan tụy là 551,56 ha, tăng gấp 13 lần năm 2010.

11/08/2012
Nhiều Hộ Dân Trắng Tay Vì Cá Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Nhiều Hộ Dân Trắng Tay Vì Cá Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Trong 2 ngày 12 và 13/6, 4 hộ nuôi cá ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) bị trắng tay vì cá trong hồ bỗng dưng chết hàng loạt mà chưa rõ nguyên nhân.

15/06/2013
Số Hộ Nuôi Cá Tra Thua Lỗ Ngày Càng Tăng Số Hộ Nuôi Cá Tra Thua Lỗ Ngày Càng Tăng

Tại ĐBSCL, nếu giai đoạn 2002 - 2005 có 25% số hộ nuôi bị thua lỗ thì trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này lên đến gần 50%. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất do ĐH Cần Thơ công bố.

12/04/2013
Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

01/08/2013