Rau màu nhà lưới giá bán cao

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh An Giang về Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, huyện Phú Tân đã nghiên cứu, xây dựng thí điểm 7 mô hình nhà lưới sản xuất rau màu theo hướng an toàn (quy mô 342 m2/mô hình) ở các xã Tân Trung, Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Bình...và 2 nhà trồng nấm ở xã Tân Hòa (24m2/nhà). Tổng kinh phí hỗ trợ cho các mô hình là 129 triệu đồng.
Đến nay các nhà lưới đã thu hoạch từ 3 vụ trở lên, năng suất, giá bán và lợi nhuận đều cao hơn cách trồng truyền thống. Lợi nhuận bình quân của 2 nhà lưới hiệu quả nhất ở Phú Mỹ và Tân Trung từ 8-10 triệu/1.000m2/vụ.
Hiện một chủ nhà lưới ở Phú Mỹ đã tự vay tiền dựng thêm 1 nhà lưới mới, nâng tổng diện tích lên 1.700m2 và một nông dân xã Phú Bình đã tự bỏ vốn xây dựng 1.800m2 nhà lưới, cả 2 hộ này đều sản xuất rất hiệu quả, giá bán chênh lệch với trồng bên ngoài từ 3.000- 5.000đ/kg.
Riêng 2 nhà trồng nấm rơm ở xã Tân Hòa đều đã thu hoạch 2-3 vụ, nấm phát triển tốt, lợi nhuận bình quân trên 900.000đ/nhà/vụ sau khi đã khấu khao.
Có thể bạn quan tâm

Trong mười năm qua, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam luôn đồng hành với người chăn nuôi vượt qua khó khăn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, kiến nghị các giải pháp phòng, chống dịch cúm, các chính sách khuyến khích chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh gia cầm, góp phần khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

Hiện nay, toàn xã đã có 81 hộ lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, với diện tích khoảng 16,8 ha. Ông Nguyễn Khắc Phòng (thôn Thái An), hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn nho của gia đình - một trong những hộ đầu tiên sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, cho biết: Với 1 ha nho, bình thường phải mất nhiều ngày để tưới, nhưng với hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ cần gần 2 tiếng đồng hồ, vườn nho đã được tưới đầy đủ. Vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, vừa giúp cây nho phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.