Rau má đắt vẫn cháy hàng

Ông Nguyễn Đình Lâm (thôn Phước Yên) cho biết, với 7 sào đất trồng rau má, cứ 20-25 ngày gia đình ông thu hoạch được hơn 20 tạ rau. Ở thời điểm bình thường, với giá bán từ 5.000-7.000 đồng/kg rau má, gia đình ông đã có lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/tháng. Những tháng nắng nóng này, giá rau tăng lên 10.000-12.000 đồng/kg, nên lợi nhuận tăng lên hơn 20 triệu/tháng. “Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, mỗi năm gia đình tôi lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng từ 7 sào rau má”- ông Lâm phấn khởi.
Toàn xã Quảng Thọ có 40ha rau má với hơn 300 hộ dân tham gia trồng, tập trung ở các thôn Phước Yên và La Vân Thượng. Hiện mỗi ngày người trồng rau má ở Quảng Thọ thu hoạch khoảng 6 tấn rau má tươi nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Rau má Quảng Thọ không chỉ “làm mưa làm gió” trên thị trường rau xanh Thừa Thiên- Huế mà còn rất được ưa chuộng ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa. Bình quân mỗi ha rau má cho thu nhập từ 300 đến hơn 400 triệu đồng/năm.
Để nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho người trồng rau má, Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2 đã đầu tư công nghệ để chế biến rau má tươi thành trà rau má với sản lượng khoảng 10 tấn trà/tháng. Nhờ sản xuất theo quy trình sạch, chất lượng cao, nên sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước mà đang phát triển sang thị trường Lào.
Theo ông Nguyễn Lương Trí- Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quảng Thọ 2, hiện đơn vị đang tiếp tục đầu tư công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm từ cây rau má như sản xuất cao rau má, nước rau má đóng chai, trà rau má hòa tan… Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, những sản phẩm này sẽ được xuất khẩu sang các nước lân cận như Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc… “Với hướng phát triển này, người trồng rau má ở xã sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với hiện tại”- ông Trí nói.
Ông Hoàng Công Phong- Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho biết, hơn 10 năm trở lại đây, rau má là cây chủ lực đưa lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho người dân địa phương. Cây rau má cho hiệu quả kinh tế cao gấp 4-5 lần so với những loại hoa màu khác nên tất cả những hộ trồng rau má đều có đời sống kinh tế khá giả.
Có thể bạn quan tâm

Cá còm hay còn gọi là cá nàng hai, đây là loài cá nước ngọt có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ. Mùa sinh sản của cá còm trong tự nhiên từ tháng 5 – 7, cá giống có từ tháng 8 và kéo dài đến cuối năm.

Hiện nay, giá cá sặt rằn thịt thương phẩm từ 25.000 đến 30.000 đồng. Khô cá sặt rằn từ 150.000 đến 200.000 đ/kg. Nhưng làm thế nào để nuôi cá sặt rằn có năng suất cao? Nhóm kỹ sư Trạm khuyến ngư và phòng kinh tế huyện Mộc Hóa (Long An) do kỹ sư Võ Thành Hổ đứng đầu đã nghiên cứu thành công phương pháp nuôi cá sặt rằn thương phẩm trong ao và ruộng lúa.

Trước thực trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều hộ dân đã học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo đáy ao...

Hội nghị Aquaculture America diễn ra tại Seattle, Mỹ đã thảo luận về việc kiểm soát dịch bệnh EMS khi có một số giải pháp xóa bỏ dịch bệnh đang được thương mại hóa.

Khi con tôm thẻ chân trắng lên ngôi cũng là lúc tình trạng thiếu điện phục vụ cho hoạt động nuôi loại tôm này ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, ngành điện lực lại than hết vốn, không có khả năng đầu tư nếu các địa phương không cho ứng tiền thực hiện.