Rau Củ, Trái Cây Nhập Khẩu An Toàn?

Dù nông sản Trung Quốc vẫn tràn về thị trường trong nước nhưng đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trấn an người tiêu dùng cứ yên tâm về hàng nhập khẩu từ nước láng giềng
Mới đây, Ban Quản lý chợ nông sản Đà Lạt xác nhận từ đầu tháng 7-2014 đã có 3 lô khoai tây Trung Quốc với trên 50 tấn nhập về chợ. Số khoai tây này được “hô biến” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá đắt gấp nhiều lần.
Chưa báo động (!)
Ngày 28/7, trả lời chúng tôi về việc nhiều mặt hàng nông sản của Trung Quốc nhập vào Việt Nam và phát hiện nhiều lô hàng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đã đến mức đáng ngại và báo động chưa, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) - cho biết.
Hiện nay, nông sản thực phẩm nguồn gốc thực vật nói chung và hoa quả nói riêng nhập về Việt Nam đều phải thực hiện thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) và được cấp giấy chứng nhận kiểm tra ATTP mới được thông quan, đưa vào lưu thông trên thị trường.
Theo ông Hồng, cơ quan chức năng đã chủ động và thường xuyên kiểm tra mặt hàng này. Không chỉ giám sát tại cửa khẩu, trong quá trình lưu thông trên thị trường, các lô hàng hoa quả và nông sản vẫn tiếp tục được kiểm tra, nếu có vi phạm sẽ bị xử lý.
“Hiện nay, hoa quả nhập về Việt Nam chủ yếu bằng con đường chính ngạch, vì vậy khá thuận lợi cho công tác kiểm tra ATTP. Vấn đề kiểm tra ATTP hoa quả nhập khẩu của Việt Nam luôn được quan tâm và đang được thực hiện có hiệu quả. Người tiêu dùng có thể yên tâm” - ông Hồng khẳng định.
Đối với việc Thông tư 13 của Bộ NN-PTNT về kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên thực tế đã phát sinh một số hạn chế, ông Nguyễn Xuân Hồng cho biết hiện nay, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản đang phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật để sửa đổi, bổ sung thông tư này.
“Hiện dự thảo văn bản này đang được gửi đi lấy ý kiến rộng rãi các giới, ngành trong và ngoài nước” - ông Hồng nói.
Cũng theo ông Hồng, sắp tới, cục sẽ khắc phục một số vấn đề bất cập như: Biện pháp xử lý tại cửa khẩu khi lô hàng vi phạm quy định ATTP của Việt Nam, thẩm quyền của việc ra quyết định dừng nhập khẩu một hoặc một số chủng loại hàng hóa thực phẩm đối với từng doanh nghiệp nhập khẩu vi phạm hay của cả nước xuất khẩu; khi nào phải tiến hành thu hồi lô hàng vi phạm đã được đưa ra thị trường.
Hàng rào kỹ thuật để kiểm soát và xử lý các lô hàng vi phạm sẽ rà soát theo hướng chặt chẽ và hài hòa hơn với quy định của các nước đang nhập khẩu nông sản Việt Nam, đồng thời phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
Không dễ xử hàng trá hình
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng Thư ký Hiệp hội Nông sản Việt Nam, cho rằng để ngăn chặn tình trạng nhập trái cây Trung Quốc trà trộn với hàng hóa xuất xứ trong nước cần có sự phối hợp quản lý của nhiều đơn vị “gác cửa”.
“Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm soát ngay ở cửa khẩu, sau đó cơ quan kiểm dịch cần kiểm soát chặt dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trước khi cho lô hàng thông quan. Đến khi mặt hàng vào đến địa phương, rất cần sự quản lý của chi cục QLTT các địa phương nhằm tiếp tục phát hiện sai phạm” - ông Kỳ nêu rõ.
Ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP Hà Nội, cũng cho rằng việc kiểm soát nông sản Trung Quốc nhập khẩu trên thị trường cực kỳ khó khăn. “Chi cục đi lấy mẫu thường xuyên các loại hoa quả, rau củ nhưng hầu như vẫn đạt tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Nhưng đây chỉ là mẫu ngẫu nhiên còn thị trường không thể kiểm soát hết được nếu như đầu mối nhập khẩu là các cửa khẩu không làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát trước khi hàng hóa tràn vào trong nước” - ông Lộc nói.
Theo ông Lộc, phải làm quyết liệt tất cả các khâu như: cách thức nhập khẩu, cách thức kiểm nghiệm chất lượng, thông quan về xuôi như thế nào…
Bên cạnh đó, cơ quan QLTT cũng cho rằng rất khó xử phạt hành vi bán nông sản Trung Quốc đội lốt ở chợ dân sinh vì không hề dán nhãn mác; chỉ có thể xử lý khi các đại lý, siêu thị dán nhãn hàng trong nước nhưng thực chất là nhập từ Trung Quốc.
Mắc nhiều vi phạm
Theo Cục QLTT - Bộ Công Thương, chi cục QLTT các địa phương đã xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, đối tượng kiểm tra có cả các siêu thị, cửa hàng trái cây và rau củ quả.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 90.826 vụ, xử lý 48.691 vụ vi phạm; tổng thu nộp ngân sách 202,76 tỉ đồng; trị giá hàng tịch thu 67,24 tỉ đồng, trong đó có xử lý các hành vi vi phạm về lưu thông và buôn bán rau củ quả nhập khẩu.
Trong khi kiểm tra đã phát hiện một số sai phạm như: niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, rau củ quả đang bày bán quá hạn sử dụng quy định, hàng có dấu hiệu kém về hình thức, chất lượng do vận chuyển, bảo quản không tốt...
Có thể bạn quan tâm

Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Tuy nhiên, việc sản xuất và quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế: toàn tỉnh hiện có trên 1.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương cá tra giống, sản lượng giống cá tra sản xuất được 18,9 tỷ con cá bột (giảm 1,3 tỷ con so với cùng kỳ), 1,19 tỷ con cá giống (tăng 51 triệu con); giống cá tra bố mẹ thoái hóa do cận huyết nên tỷ lệ sống thấp, ảnh hưởng đến giá thành; công tác kiểm tra chất lượng con giống còn bỏ ngõ dẫn đến chất lượng con giống không đảm bảo.

Theo đó, sản lượng thủy sản nước ngọt là 71 tấn, nuôi nước mặn và nước lợ thu hoạch hơn 17.000 tấn. Sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi trồng đạt khá là tôm thẻ chân trắng dẫn đầu với khoảng 7.500 tấn; tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng.

Thời gian hành nghề của anh Tự khoảng 15 - 16 giờ đến tối. Ngồi trên bè, anh móc vào chân 2 - 3 sợi dây cước có con mồi là tôm ni-lông, hai tay dùng hai cái dĩa nhựa làm mái chèo khoác nước từ từ đi tới. Khi mực dính câu, “tín hiệu” báo vào bàn chân, anh kéo nhẹ lên và nhanh nhẹn “tóm cổ” con mực bỏ vào cái kết ngay sau lưng.