Rau, Củ, Quả Bán Tại Ruộng Tăng Giá

Theo nhiều hộ trồng rau trong tỉnh, hiện giá rau ăn lá, ăn quả bán tại ruộng đã đạt ở mức từ 4-6 ngàn đồng/kg, tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với cách đây 3 ngày. Trong đó, giá khổ qua, dưa leo, đậu cô-ve, bầu, bí, mướp nông dân bán cho thương lái tại vườn là 5-6 ngàn đồng/kg, rau ăn lá như: cải xanh, cải ngọt, mồng tơi, cần ô...4-5 ngàn đồng/kg.
Nguyên nhân khiến rau ăn lá, quả dịp này tăng là do thời gian vừa qua giá rau liên tiếp giảm sâu, có thời điểm chỉ còn gần 1 ngàn đồng/kg nên nhiều nông dân giảm diện tích trồng rau ăn lá, ăn quả. Tại một số vùng trồng rau lớn trong tỉnh như: Xuân Lộc, Thống Nhất..., nông dân chuyển sang trồng đậu, bắp...
Có thể bạn quan tâm

Qua hơn 1 năm chuyển đổi mô hình nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Trà Vinh, mùa tôm năm 2013 ở Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú,… diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng tăng 10 lần so năm 2012.

Anh Cao Hoài Ân (SN 1984) ở ấp An Hòa, xã An Nhơn (huyện Châu Thành - Đồng Tháp) đã mạnh dạn chọn nuôi con cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Bước đầu, đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm ô nhiễm môi trường.

Chiều 4-12, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình phối hợp với UBND hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, hộ nuôi thủy sản.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/12 tại Hà Nội, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết kết quả một số biện pháp ngăn chặn hoa quả độc hại và gia cầm thải loại nhập lậu vào Việt Nam.

Ngành chăn nuôi được coi là mũi nhọn, tạo giá trị lớn trong nội ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, tuy nhiên việc chưa chủ động được nguồn giống cung cấp trong nội tỉnh đã tạo ra trở lực kìm hãm hướng phát triển này.