Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau an toàn vào trường học

Rau an toàn vào trường học
Ngày đăng: 18/11/2015

Là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, chắp cánh cho thế hệ mầm non của đất nước nên hệ thống bếp ăn tại các trường mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội là một trong những nơi sớm đề cao chất lượng rau an toàn.

Với nền kinh tế thị trường hiện nay, phần lớn các bậc phụ huynh, đặc biệt là đôi vợ chồng trẻ sống trên địa bàn Thủ đô đều chọn giải pháp gửi con học bán trú tại các trường mầm non, tiểu học từ sáng đến tối mới đón về.

Vì vậy, ATVSTP tại trường học được các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm.

Bản thân phía Ban giám hiệu các nhà trường, việc tìm được đối tác uy tín, lâu dài để cung cấp RAT cũng luôn là bài toán không hề đơn giản bởi tất cả đều phụ thuộc vào lương tâm, trách nhiệm của nhà cung cấp.

Nắm được tâm tư, nguyện vọng này, bắt đầu từ tháng 10/2015, Chi cục BVTV Hà Nội ký hợp đồng phối hợp kiểm soát SX và tiêu thụ RAT với Cty cổ phần Xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản thực phẩm Đông Nam Á, một đơn vị đang là đối tác cung cấp thực phẩm cho hàng chục trường mầm non, tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Theo đó, Chi cục BVTV Hà Nội sẽ thành lập Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) trong công tác SX và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, xây dựng danh mục vật tư đầu vào cho người SX, hồ sơ ghi chép phục vụ kiểm tra chéo giữa các nhóm SX, giữa ban điều phối với Cty Đông Nam Á và người tiêu dùng.

Tiếp đến, Chi cục BVTV Hà Nội phối hợp với Cty Đông Nam Á tổ chức tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, điều tra phát hiện, dự tính dự báo, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng, hướng dẫn kiểm tra chéo và xử lí vi phạm giữa các nhóm SX RAT.

Bên cạnh đó, Chi cục BVTV phối hợp với Cty Đông Nam Á, người tiêu dùng kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất công tác SX RAT của các hộ dân ở phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) và các cơ sở SX là đối tác ký hợp động với Cty Đông Nam Á cũng như kiểm tra tại chính DN này.

“Hiện thị trường tiêu thụ RAT chưa bứt phá lên được chủ yếu do niềm tin của người tiêu dùng.

Bởi ngay cả việc dán tem nhãn cũng chỉ cải thiện phần nào sự nghi ngờ của khách hàng.

Chính vì vậy, việc một đơn vị chuyên môn quản lý nhà nước như Chi cục BVTV Hà Nội mạnh dạn đứng ra ký hợp đồng phối hợp kiểm soát SX và tiêu thụ RAT có tác động rất lớn tới ý thức và niềm tin của cả người SX lẫn người tiêu dùng”, ông Chu Văn Hồi tâm sự.

Ngoài ra, Chi cục BVTV cũng tiến hành lấy mẫu điển hình để kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong SX, sơ chế và kinh doanh.

Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, tổ chức hội thảo đánh giá, trao đổi kinh nghiệm phối hợp thực hiện của Ban điều phối.

Trao đổi với chúng tôi, ông Chu Văn Hồi, Tổng GĐ Cty Đông Nam Á chia sẻ, hiện DN ngoài tự SX còn ký hợp đồng với 100 hộ dân tại phường Lĩnh Nam.

Theo đó, Cty đã gấp rút thành lập Trung tâm Chuyển giao công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp để tiến hành tổ chức SX và giám sát 100 hộ này.

Nhiệm vụ của trung tâm là có trách nhiệm xây dựng kế hoạch SX, quy trình canh tác cho người nông dân từ lúc làm đất cho tới khâu thu hoạch.

Nhằm giải quyết bài toán mâu thuẫn của thị trường, Cty Đông Nam Á ký kết hợp đồng với nông dân với thời hạn 5 năm 1 lần.

Về giá bán rau, giữa DN và 100 hộ dân có sự thống nhất theo tiêu chí “xuống theo giá sàn và lên theo thị trường”.

Qua đó, nếu trong trường hợp giá rau ngoài thị trường xuống thấp dưới mức giá thành, Cty Đông Nam Á sẽ thu mua theo giá thống nhất ban đầu với người dân để đảm bảo người trồng rau không bị lỗ.

Ngược lại, khi giá rau ngoài thị trường lên cao DN sẽ vẫn mua ít nhất là bằng giá ngoài thị trường.

Nhờ chính sách linh hoạt này cộng những ưu đãi hỗ trợ ban đầu về giống, vật tư nông nghiệp nên hiện mô hình liên kết giữa Chi cục BVTV Hà Nội, Cty Đông Nam Á và hơn 100 hộ dân phường Lĩnh Nam bước đầu hoạt động khá hiệu quả.

Bằng chứng là hiện nay giá các loại rau cải xanh ngoài thị trường chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, song Cty Đông Nam Á vẫn thu mua cho người SX với giá 8.000 đồng/kg; cải ngọt hiện chỉ 4.000 đồng/kg nhưng thu mua 6.000 đồng/kg. Điều này khuyến khích và động viên được người dân tự giác SX an toàn và đảm bảo hơn.

Lãnh đạo một số trường mầm non, tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai như Hoàng Văn Thụ, Đền Lừ, Yên Sở, Đại Kim đều đánh giá rất cáo tinh thần, trách nhiệm cũng như chất lượng sản phẩm của Cty Đông Nam Á.

"Đặc biệt, từ khi có sự phối hợp của Chi cục BVTV Hà Nội, bản thân ban giám hiệu và phụ huynh học sinh thường xuyên được trực tiếp tham quan, kiểm tra các mô hình liên kết SX rau với Cty nên ngày một yên tâm hơn.


Có thể bạn quan tâm

Niềm Vui Cuối Mùa Câu Niềm Vui Cuối Mùa Câu

Tuy vậy, trong cái rét căm của xứ biển, nhiều ngư dân nơi đầu sóng ngọn gió vẫn tiếp tục vượt những con sóng lớn, hòa mình với những cơn mưa, hứng chịu những cơn gió lạnh thổi thẳng vào người, vững vàng tiến ra khơi xa để câu những mẻ cá lớn, để kết thúc những ngày cuối cùng của mùa câu.

01/02/2014
Không Được Phá Vỡ Quy Hoạch Nuôi Tôm Không Được Phá Vỡ Quy Hoạch Nuôi Tôm

Rà soát và đề xuất điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng phù hợp với từng địa phương và quản lý theo quy hoạch; quản lý chặt chẽ chất lượng các yếu tố đầu vào; xử lý nghiêm các trường hợp sử dựng tôm bố mẹ tự gia hóa cho sản xuất giống

01/02/2014
Tổng Sản Lượng Thủy Sản Tháng 1/2014 Đạt 16.360 Tấn Tổng Sản Lượng Thủy Sản Tháng 1/2014 Đạt 16.360 Tấn

Toàn tỉnh hiện có 1.309 tàu cá, trong đó có 1.234 tàu đăng ký, đăng kiểm (tổng công suất 169.745 CV; tổng số thuyền viên 6.990 người); trong đó tàu cá đánh bắt xa bờ 493 tàu; sản lượng thủy sản khai thác 8.868 tấn (trong đó tôm 1.386 tấn, cá và thủy sản khác 7.482 tấn).

01/02/2014
Sắc Xuân Tam Quan Bắc Sắc Xuân Tam Quan Bắc

Về xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn, Bình Định) những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, chúng tôi thật ấn tượng với không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón xuân mới của người dân địa phương. Năm nay nhân dân Tam Quan Bắc ăn Tết vui nhờ nghề cá đạt hiệu quả kinh tế cao.

01/02/2014
Chuyện Dài Nuôi Cá Bè Xứ Lụa Chuyện Dài Nuôi Cá Bè Xứ Lụa

Đã qua mùa nước lớn, sông Tiền vẫn mênh mang, khoáng đạt như sóng lụa dạt dào bao quanh xứ lụa Tân Châu (An Giang). Tưởng vẫn còn nghe đâu đây câu hò :“Bên nàng mặc lãnh Mỹ A, Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần...”. Những bè nuôi cá lồng quây quần thành từng cụm rải rác hai bờ sông từ lâu đã thành một phần không thể thiếu để hoàn thiện bức tranh sông nước sống động.

01/02/2014