Rau An Toàn Câu Chuyện Về Chất Lượng Và Thị Trường

Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước có quy hoạch phát triển rau an toàn (RAT) với quy mô hàng ngàn ha. Nhưng đến nay, nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn, vậy chất lượng của RAT có thực sự bảo đảm như tên gọi.
Sản xuất RAT tại Đông Anh, Hà Nội
Rau an toàn… thực sự an toàn
Rau an toàn ở Hà Nội là an toàn, bằng chứng là chưa có vụ ngộ độc nào xảy ra liên quan đến loại rau này”, ông Nguyễn Duy Hồng - Chi Cục trưởng Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội - khẳng định về chất lượng RAT Hà Nội.
Đáp ứng 35% nhu cầu
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, tiến sĩ Nguyễn Duy Hồng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội - cho biết, nếu như các địa phương khác chủ yếu xây dựng các mô hình lẻ tẻ, thì Hà Nội là địa phương làm RAT quyết liệt nhất. Từ năm 2009, Hà Nội đã ban hành “Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT TP.Hà Nội giai đoạn 2009-2015”. Đến năm 2010, phê duyệt tiếp “Định hướng quy hoạch mạng lưới sản xuất RAT trên địa bàn thành phố đến năm 2020”.
Tính đến tháng 7/2014, toàn địa bàn Hà Nội đã có 5.000 ha được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT, tăng 500 ha so với năm 2013. RAT được phân bố chủ yếu ở 116 xã trọng điểm, tập trung nhiều ở Văn Đức (Gia Lâm), Duyên Hà (Thanh Trì), Thanh Đa (Phúc Thọ), Vân Cồn (Hoài Đức), Vân Nội (Đông Anh)…
Theo ông Hồng, hiện nay, Hà Nội có khoảng 12.000 ha sản xuất được khoảng 600.000 tấn rau, nhưng nhu cầu của Hà Nội khoảng 1 triệu tấn. Với 5.000 ha sản xuất RAT, ước tính đã sản xuất được khoảng 350.000 tấn rau, chiếm 58% sản lượng sản xuất và đáp ứng 35% nhu cầu tiêu thụ rau xanh của Hà Nội.
Không “tắm” hóa chất
Về cơ bản, công nghệ sản xuất RAT phải đáp ứng các tiêu chí: Rau phải được trồng trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc BVTV, không sử dụng chất tổng hợp kích thích sinh trưởng, không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm và không sử dụng thành phần biến đổi gen.
Ông Hồng cho biết, để giúp người dân nắm rõ các kỹ thuật trồng mới, bảo đảm an toàn, Chi cục BVTV Hà Nội thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế RAT như sử dụng bả Protein để phòng trừ ruồi, chế phẩm Metavina phòng trừ bọ nhảy, bẫy bả chua ngọt phòng trừ sâu khoang… Nhờ đó, việc sử dụng thuốc hóa học độc hại trên rau được ngăn chặn từ gốc rễ.
Bên cạnh đó, chi cục đã phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp với các địa phương chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn nông dân sản xuất được làm chặt chẽ. Hiện nay, theo ước tính của Chi cục BVTV cứ 2 ha RAT sẽ có 1 người giám sát.
Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho RAT, chi cục thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT; lấy mẫu rau phân tích để kiểm tra chất lượng. “Kết quả kiểm định chất lượng năm nay cho thấy, trong hơn 1.600 mẫu kiểm tra, chỉ có 0,8% mẫu rau tại vùng sản xuất có dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn tối đa cho phép” - ông Hồng nhấn mạnh.
Mặc dù RAT đang chiếm tỷ lệ lớn về diện tích và sản lượng trong sản xuất rau xanh tại Hà Nội, chất lượng được khẳng định, nhưng lại đang loay hoay với bài toán đầu ra. Người nông dân thì chưa được hưởng lợi cao từ sản xuất, còn doanh nghiệp đầu tư cũng chật vật thu hồi vốn. Vấn đề này sẽ được lý giải ở bài viết sau.
Theo Chi Cục BVTV Hà Nội: Qua kiểm tra thực tế việc sử dụng thuốc BVTV tại Văn Đức, Gia Lâm (Hà Nội) cho thấy, trong 20 loại thuốc nông dân sử dụng đều là thuốc trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, trong đó 80% là các loại thuốc có nguồn gốc sinh học (tự nhiên).
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, giá các loại trái cây, như: thanh long ruột đỏ, thanh long ruột trắng, bưởi, cam, mít giá cũng giảm nhẹ. Theo các thương lái, giá các loại trái cây giảm là do nguồn cung dồi dào. Bên cạnh đó, còn do năm nay một số loại trái cây, như: chôm chôm, thanh long, bơ khó xuất bán qua Trung Quốc.

Đây là một trong những khuyến nghị cụ thể cho lãnh đạo nhiều DN xuất khẩu của Việt Nam dự hội thảo “Nhận diện rủi ro xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa kỳ, EU và phương thức bảo vệ cho nhà lãnh đạo, doanh nghiệp”, ngày 21/8, tại TPHCM.

Từ những ngày đầu tháng 8, hàng trăm héc ta ngao ở hai xã Ðông Minh, Nam Thịnh (Tiền Hải - Thái Bình) chết trắng. Trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả thì những ngày gần đây, ngao chết tiếp tục lan ra trên diện rộng ở tất cả các xã có diện tích nuôi ngao trong huyện.

Cho đến thời điểm này, sản lượng khai thác hải sản 8 tháng đầu năm được 125.912 tấn, đạt 67,35% kế hoạch năm và tăng 101,5% so cùng kỳ năm ngoái. Theo đánh giá từ Chi cục Thủy sản, những tháng đầu năm do thời tiết và ngư trường không thuận lợi, gió bấc thổi mạnh nên hoạt động khai thác theo đó gặp không ít khó khăn, hầu như tàu thuyền ít hoạt động trên biển.

Từ một người làm thuê trở thành chủ doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Đãi (SN 1958), phường Mũi Né, TP Phan Thiết không chỉ tham gia đánh bắt hải sản xa bờ mà còn trao đổi những kinh nghiệm về kỹ năng vượt sóng gió và cách phát hiện luồng cá cho ngư dân.