RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng

Đây là đánh giá của các chuyên gia trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT ở Việt Nam tại diễn đàn nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) về an toàn thực phẩm diễn ra chiều ngày 25/11, do Bộ NN&PTNT tổ chức.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh, mặc dù một số địa phương đã xây dựng được thương hiệu, chứng chỉ cho sản phẩm rau an toàn (RAT) nhưng tỷ lệ người dân được sử dụng chưa cao. Điều đó cho thấy trong chuỗi sản xuất, cung ứng và việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nước ta còn nhiều bất cập.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT của Việt Nam còn mắc ở khâu quản lý và mức độ yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó, diễn đàn lần này là cơ hội để nhìn nhận toàn diện thị trường nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, tạo ra sự phối hợp liên kết và xây dựng khung pháp lý kiểm soát tốt chuỗi sản xuất RAT, đặc biệt là học tập kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Pháp, Ireland...
Thời gian qua, Việt Nam đã phát triển được một số chuỗi quản lý RAT từ một số dự án của Đan Mạch, Canada, Nhật Bản nhưng khi kết thúc dự án thì rất khó duy trì do thiếu kinh phí. Bởi vậy, Bộ NN&PTNT bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của quốc tế trong vấn đề xây dựng các chuỗi nông sản an toàn bền vững, trong đó có RAT.
Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), diện tích sản xuất rau trên toàn quốc là hơn 823.800ha, trong đó 120.000ha chuyên canh, 430.000ha luân canh. Sản lượng rau đạt 14 triệu tấn, trong đó, tiêu dùng trong nước chiếm 85%, còn lại xuất khẩu. Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú nhưng quy mô sản xuất hiện còn nhỏ lẻ, manh mún.
Đối với RAT, diện tích quy hoạch đến đầu năm 2013 là 71.728ha, trong đó diện tích đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT là 6.310ha; diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác là 491ha; diện tích sản xuất theo hướng an toàn là 16.797ha.
Có thể bạn quan tâm

Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).

Vụ ĐX 2014- 2015 Hậu Giang gieo cấy hơn 75.000 ha lúa, gần 10% diện tích đã được các DN bao tiêu sản phẩm, không chỉ giúp nhà nông giảm áp lực đầu ra hạt lúa mà còn tháo gỡ một phần khó khăn cho địa phương.

Theo đó, thông qua dự án Bộ NN-PTNT sẽ có thêm những kinh nghiệm để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Hơn nữa, việc tiếp cận các dự án theo từng công đoạn để giúp tạo ra chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nông sản, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí cho các mặt hàng nông sản chính.

Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.