Rằm Tháng Giêng, Gà Đẹp Vẫn Rẻ

Chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng, nhiều bà nội trợ đi tìm mua hoặc đặt trước nhiều ngày với người kinh doanh loại gà làm lễ. Đón bắt tâm lý này, một số hộ chăn nuôi cung ứng ra thị trường lứa gà toàn trống, mã đẹp.
Tại xã Tiến Thắng (Yên Thế - Bắc Giang) từng có vài ba hộ trúng đậm dịp Tết năm ngoái với đàn "gà mào” hàng nghìn con. Do có kinh nghiệm chăn nuôi tốt, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà đều con (khoảng 1,8 - 2 kg/con), mã đẹp, bảo đảm thời gian nuôi đủ ít nhất 4 tháng.
Năm nay, giá gà xuống thấp nên loại hàng "đặc chủng” này cũng chỉ bán được từ 50-55 nghìn đồng/kg tại vườn, bằng một nửa mức giá năm ngoái (cao hơn gà thương phẩm bình thường 7-10 nghìn đồng mỗi kg).
Theo anh Ngô Văn Long, cán bộ thú y xã Đồng Tâm (Yên Thế), năm 2012 và 2013 một số hộ dân tại đây đã đưa vào chăn nuôi giống gà mào có nguồn gốc Trung Quốc (thường gọi là Tàu mào, chíp Tàu, ri Tàu) để chớp thời điểm Tết Nguyên đán và rằm tháng Giêng. Gọi là "gà mào” vì gần 100% là gà trống, khi đạt 3-4 tháng chúng có mã rất bắt mắt với màu lông đỏ hoặc tía, mào nở to, đỏ rực, chân vàng óng, đuôi cong, cân nặng khoảng 1,7-1,8 kg/con. Ban đầu, mặt hàng này khá hút khách song không phải hộ nào cũng trúng.
Do nguồn giống nhập theo đường tiểu ngạch, không được kiểm soát chất lượng nên có trường hợp sau khi vào đàn bị chết quá nửa. Hơn nữa, năng suất thấp, chi phí thức ăn không ít hơn so với gà nội địa nhưng chỉ thu hoạch 1,5 tấn/đàn 1 nghìn con có tỷ lệ sống hơn 90% trong khi gà nội địa đạt từ 1,8 - 2 tấn.
Một điểm hạn chế nữa là khi bắt đầu lên mã, chúng thường cắn mổ nhau dữ dội. Vì thế sau một vài lứa nuôi, số hộ này đã quay trở lại với giống gà ri lai và mía lai trong nước.
Tại nhà anh Hà Văn Nghị, thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm đang có đàn hơn 300 con trống mía lai đã được xuất chuồng. "Có lẽ do số đông người chăn nuôi cũng thiên về nuôi gà trống vì chúng khoẻ mạnh hơn, ưu thế về cân nặng khi trưởng thành. Trong khi đó, khẩu vị từng người khác nhau và nhất là khi chế biến món nướng thì thịt gà mái ít hao hơn. Thị trường thường đỏng đảnh, làm sao đón bắt được để không thua thiệt với người chăn nuôi vẫn là bài toán khó”- anh Nghị nói.
Trong khi người nuôi gặp khó thì người kinh doanh vẫn kiếm bộn. Chị L, một người chuyên kinh doanh gà ở chợ Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, để có gà trống mã đẹp, cân nặng khoảng 2 kg, trước đó hàng tháng chị đã đặt mối với hộ chăn nuôi. Tùy giống gà và quy trình nuôi mà chị bán với các mức giá khác nhau, từ 90-150 nghìn đồng/kg gà lông ngay cả vào thời điểm giá gà đại trà xuống rất thấp.
Có thể bạn quan tâm

Biển hiệu “Thu mua vịt đẻ” như thế này đã thu hút sự chú ý của không ít người dân qua lại. Loài thủy cầm có ích, khả năng cho trứng cao giúp phát triển kinh tế bền vững lại được kêu gọi thu mua tại một lò giết mổ!?!

Từ mô hình nuôi lợn thịt, chị Bùi Thị Phương ở thôn Đông Xuân, xã Thượng Ninh (Như Xuân - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Chính vì vậy, người dân trong làng đặt cho chị tên gọi thân mật: “Phương nữ tướng”.

Hiện giá trứng gà công nghiệp được bán với giá khoảng 2.000 đồng/quả. Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, với mức giá này, người chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh để tồn tại được.

Những ngày này, trên khắp các cánh đồng của xã Na Hối, đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người nông dân đang miệt mài làm đất, chuẩn bị xuống giống những lứa rau đầu tiên của vụ đông xuân 2013- 2014.

Việc các thương lái đến tận các trang trại chăn nuôi để thu gom lợn, đặc biệt là các loại lợn mỡ, trọng lượng lớn khiến giá lợn tăng cao. Tuy nhiên, nếu các cơ quan chức năng không kiểm soát tốt thị trường, khi nhu cầu tiêu dùng bùng phát vào dịp Tết, nguy cơ “đứt” nguồn cung có thể xảy ra.