Rà Soát Các Chương Trình Nông Nghiệp Để Phân Bổ Kinh Phí Hợp Lý

Hội nghị giao ban công tác nông nghiệp nhằm bàn các biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững do UBND tỉnh tổ chức vừa diễn ra tại huyện Thống Nhất.
Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao các mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Thống Nhất, địa phương cần quan tâm và nhân rộng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Phạm Minh Đạo cho biết, hiện nay các chương trình, dự án đang gặp khó khăn về việc thiếu đồng bộ trong công tác tổ chức triển khai. Vì vậy, cần tiến hành rà soát, đánh giá các chương trình để phân bổ kinh phí hợp lý; xúc tiến trong việc cấp giấy và đăng ký cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tăng cường phòng chống dịch bệnh; tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, duy trì hoạt động và hỗ trợ các tổ hợp tác nông nghiệp; vận động, hỗ trợ tìm kiếm nhà đầu tư cơ sở giết mổ tập trung.
Có thể bạn quan tâm

Buổi sáng hôm ấy, đuổi theo tầm mắt chúng tôi là màu xanh nối đuôi nhau. Cái màu xanh bàng bạc của keo lá tràm trên 10 năm tuổi đã làm cho trời Phong Bình, Phong Chương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Hải, Thừa Thiên - Huế... dịu hẳn lại. Khi hạ kính để nhoài mình ra không gian một lúc, chừng như tôi nghe mùi của biển trong tiếng sóng vẳng lại từ phía bên kia cánh rừng.

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.

Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.

Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh An Giang đến tận nơi thu mua cá lóc giống với giá dao động từ 320.000 đến gần 400.000 đồng/kg (tăng hơn khoảng 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ và xuất bán sang thị trường Campuchia.

Chi cục Thủy sản Tiền Giang phối hợp với Chi đoàn Chi cục Thủy sản và UBND xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông vừa tổ chức lớp tập huấn về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP), có 60 bà con nuôi tôm dự.