Rà Soát Các Chương Trình Nông Nghiệp Để Phân Bổ Kinh Phí Hợp Lý

Hội nghị giao ban công tác nông nghiệp nhằm bàn các biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững do UBND tỉnh tổ chức vừa diễn ra tại huyện Thống Nhất.
Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao các mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Thống Nhất, địa phương cần quan tâm và nhân rộng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Phạm Minh Đạo cho biết, hiện nay các chương trình, dự án đang gặp khó khăn về việc thiếu đồng bộ trong công tác tổ chức triển khai. Vì vậy, cần tiến hành rà soát, đánh giá các chương trình để phân bổ kinh phí hợp lý; xúc tiến trong việc cấp giấy và đăng ký cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tăng cường phòng chống dịch bệnh; tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, duy trì hoạt động và hỗ trợ các tổ hợp tác nông nghiệp; vận động, hỗ trợ tìm kiếm nhà đầu tư cơ sở giết mổ tập trung.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, do thời tiết không thuận lợi, thiếu hụt nước tưới tiêu, mùa mưa trong năm đến sớm nhưng lượng mưa thấp; dự báo sản lượng cà phê vụ 2014 - 2015 sẽ giảm từ 20% - 25% so với vụ trước. Cà phê Robusta ở Tây Nguyên còn bị “cúm” khi ra hoa, khô hạn nhiều vùng.

Trước đó, vào tháng 11/2013, ông Giàng Seo Sì (dân tộc Mông, ở thôn Nàng Cảng, xã Si Ma Cai) đã đầu tư trồng 0,9 ha cây tam thất tại thôn Hòa Sử Pan, xã Sán Chải, trở thành người đầu tiên ở Si Ma Cai trồng loại cây này với quy mô lớn, tập trung. Cây tam thất sẽ cho thu hoạch sau 3 năm trồng và theo ước tính của ông Sì, mỗi ha cho lãi không dưới 1 tỷ đồng.

Cây trôm là một phát hiện thú vị của huyện Tuy Phong (Bình Thuận), một minh chứng cho nỗ lực biến khó khăn, thách thức thành lợi thế của người nông dân ở vùng đất khô hạn nhất nước này.

Sau trận lũ muộn mới đây, nông dân các xã Phú Mậu, Phú Thanh (Phú Vang), Quảng Thọ, Quảng Thành, Sịa (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế)... đã tập trung khôi phục, tẩy rửa lớp bùn non phủ trên những luống rau. Những vườn rau cải, xà lách, hành ngò... nhờ vậy mà nay đã phủ một màu xanh non mơn mởn. Vùng nông thôn những ngày này có nhiều chuyến xe chở rau đến các chợ vùng ven đô, hay trung tâm thành phố Huế để bán.

Giá cao là do thời điểm này chỉ có những rẫy dưa nằm trong đê bao khép kín được người dân xuống giống sớm mới có trái thu hoạch nên nguồn cung còn hạn chế. Với giá hiện tại, nông dân sẽ có lợi nhuận khoảng 12 triệu đồng/công.