Rà Soát Các Chương Trình Nông Nghiệp Để Phân Bổ Kinh Phí Hợp Lý

Hội nghị giao ban công tác nông nghiệp nhằm bàn các biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững do UBND tỉnh tổ chức vừa diễn ra tại huyện Thống Nhất.
Nhiều vấn đề được đặt ra, như: thiếu nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; chương trình cây con chủ lực; quy hoạch sản xuất nông nghiệp; quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung; công tác triển khai vụ đông - xuân 2014-2015 và công tác phòng chống lụt bão…
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao các mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Thống Nhất, địa phương cần quan tâm và nhân rộng.
Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Phạm Minh Đạo cho biết, hiện nay các chương trình, dự án đang gặp khó khăn về việc thiếu đồng bộ trong công tác tổ chức triển khai. Vì vậy, cần tiến hành rà soát, đánh giá các chương trình để phân bổ kinh phí hợp lý; xúc tiến trong việc cấp giấy và đăng ký cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tăng cường phòng chống dịch bệnh; tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, duy trì hoạt động và hỗ trợ các tổ hợp tác nông nghiệp; vận động, hỗ trợ tìm kiếm nhà đầu tư cơ sở giết mổ tập trung.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.