Ra Mắt Cty CP XK Cao Su VRG Nhật Bản

Chiều 2/3, tại TP.HCM, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tổ chức buổi lễ ra mắt Cty CP Xuất khẩu Cao su VRG Nhật Bản.
Đến tham dự có ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương; ông Võ Sỹ Lực, Chủ tịch HĐTV VRG; ông Trần Ngọc Thuận, TGĐ VRG.
Đây là công ty liên doanh giữa VRG với Cty CP Ka To Office và Cty CP JTC (viết tắt Cty VRG JAPAN) với mục đích chính là đẩy mạnh XK các sản phẩm cao su của VN ra thị trường mới.
Trong đó, XK trực tiếp mủ cao su thô của VN cho các hãng SX vỏ xe như Sumitomo, Bridgestone toàn cầu cũng như XK sang các thị trường mới Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran.
Dự kiến các hãng vỏ xe của Nhật Bản mỗi năm thông qua Cty VRG JAPAN sẽ tiêu thụ từ 150-200 ngàn tấn mủ cao su SVR 10, 20, CV 50, 60 (là các sản phẩm cao su được SX nhiều nhưng khó tiêu thụ - PV). Đây cũng là cơ hội tốt để các công ty cao su thành viên của VRG tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài.
Với vốn điều lệ 10,5 tỷ đồng (tương đương 500 ngàn USD), trong đó VRG góp 50% và cử ông Võ Văn Thành, phó Trưởng ban kế hoạch - đầu tư VRG làm Chủ tịch HĐQT Cty VRG JAPAN.
Trước ngày ra mắt, Cty đã đàm phán và XK thành công 170 tấn mủ cao su chủng loại SVR 3L, SVR 10, CV 60, Latex và RSS3 cho hai thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực đi đúng hướng của VRG trong việc thành lập Cty VRG JAPAN và cho rằng việc ra đời của Cty không chỉ đa dạng hóa thị trường mà còn nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm XK cao su, góp phần vào việc tiêu thụ mủ cao su bền vững trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 8 hợp tác xã (HTX) nghêu, gồm: Thạnh Lợi, Bình Minh, Thạnh Phong, Thanh Bình (Thạnh Phú); Tân Thủy, Bảo Thuận, An Thủy (Ba Tri); Rạng Đông, Đồng Tâm (Bình Đại).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này đã tăng 13,08% so với cùng kỳ năm 2013.

Anh Trần Văn Chánh ở ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên thực hiện mô hình nuôi dông đầu tiên ở vùng Bảy Núi, thả nuôi 1.500 con giống với diện tích chuồng trại rộng 500 m2.

Khoảng ba năm trở lại đây, một số gia đình trên địa bàn xã Quang Bình (Kiến Xương - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn mô hình nuôi chim trĩ đỏ để thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam được triển khai ở Phú Yên từ giữa năm 2013, đã góp phần cải thiện, thay đổi thói quen chăn nuôi của nông dân nhiều địa phương. Qua đó người dân quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.