Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ra Mắt Chuỗi Liên Kết Chăn Nuôi Thành Phố Hà Nội

Ra Mắt Chuỗi Liên Kết Chăn Nuôi Thành Phố Hà Nội
Ngày đăng: 26/04/2014

Sáng 25/4, Trung tâm phát triển chăn nuôi, thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội đã ra mắt chuỗi liên kết chăn nuôi TP Hà Nội và khai trương hệ thống cửa hàng tiêu thụ thực phẩm của Công ty CP Cộng Đồng Green Food Hà Nội.

Theo ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi, Công ty Green Food Hà Nội được thành lập với mục tiêu liên kết thành chuỗi sản xuất thực phẩm từ sản xuất thức ăn đến chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ thực phẩm. Mô hình này sẽ tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, giảm bớt các khâu trung gian, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần bình ổn giá cả thị trường và đảm bảo an ninh thực phẩm Thủ đô với nguồn thực phẩm an toàn được truy xuất nguồn gốc.

Hiện, Công ty CP Cộng Đồng Green Food Hà Nội đã hình thành chuỗi liên kết có năng lực sản xuất với 1 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 150.000 tấn/năm; 80 trang trại chăn nuôi; 1 nhà máy giết mổ lợn và chế biến thực phẩm công suất 600 con/ngày; 1 nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm công suất 20.000 con/ngày.

Về hệ thống phân phối thực phẩm, trong tháng 4/2014 có 5 cửa hàng chính thức đi vào hoạt động và mạng lưới phân phối tới các bếp ăn tập thể. Đến cuối năm 2014 sẽ có 20 cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội. Hệ thống này sẽ được nhân rộng ra trên địa bàn các tỉnh, TP trên cả nước.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để thành công thì phải có sự chung tay góp sức của các nhà: Nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp, người chăn nuôi. Các địa phương cần quan tâm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào chuỗi.

Ngoài ra, các tổ chức hội, hiệp hội chuyên môn và người tiêu dùng cũng cần tham gia tích cực vào chuỗi. Riêng với Cục Chăn nuôi, tới đây sẽ phối hợp cùng các ngành xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các sản phẩm thực phẩm của các chuỗi.


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Chè Điêu Đứng Vì Tin Đồn Thất Thiệt Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Chè Điêu Đứng Vì Tin Đồn Thất Thiệt

Ít nhất khoảng 70 container chè của Việt Nam xuất qua thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đang “bị treo”- chưa được thông quan chỉ vì nguồn tin thất thiệt… khiến hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu chè điêu đứng.

19/11/2014
Thu Bạc Tỉ Nhờ Trồng Gừng Thu Bạc Tỉ Nhờ Trồng Gừng

Chuyện ít ai ngờ nhưng đang là hiện thực ở đồng đất huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau). Mỗi hecta gừng thương lái vào tận rẫy bỏ cọc và đồng ý thu mua với giá khoảng 1,5 tỉ đồng.

19/11/2014
Tây Ninh Xuất Hiện Bệnh Trắng Lá Mía Tây Ninh Xuất Hiện Bệnh Trắng Lá Mía

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Tân Châu (Tây Ninh) vừa xuất hiện bệnh trắng lá mía trên cây mía giai đoạn mía gốc 1 năm tuổi và mía tơ 2 - 3 tháng. Bệnh gây hại cho 39 ha mía ở mức 15 - 20%.

20/11/2014
Niềm Vui Niềm Vui "Japonica" Trên Mường Quế

Những ngày này, khắp vùng Mường Nọc, Châu Kim, Tiền Phong, Tri Lễ... của huyện Quế Phong (Nghệ An), hầu như nhà nào cũng thơm lừng cơm gạo mới. Tiếng đồn về hương vị thơm ngon của thứ gạo chịu lạnh, chịu hạn đã đến với cả những vùng miền xa nhất trong huyện, làm cho nhà nhà đều muốn tìm mua để nấu nồi cơm mới mừng thành quả vụ mùa bằng thứ sản vật thơm ngon sớm “bén đất, mến người”.

20/11/2014
Thêm Vụ Mía Đắng Lòng Thêm Vụ Mía Đắng Lòng

Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho thấy thông thường khi hết mùa mía thì giá đường sẽ tăng lên nhưng năm nay ngược lại, giá đường giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đường nhập lậu từ Thái Lan tràn sang với số lượng lớn, lên đến 400.000-500.000 tấn/năm. Trong khi nhu cầu sử dụng đường trong nước chỉ dao động khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Tức lượng đường lậu chiếm gần 1/3 lượng đường tiêu thụ trong nước. Con số này đã tác động lớn đến các nhà máy đường và gây bức xúc cho giới chuyên môn.

20/11/2014