Quýt Đường Vào Vụ Rộ

Thời điểm này các hộ trồng quýt ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đang tất bật thu hoạch. Tuy nhiên, giá bán giảm từ 10.000 – 15.000đ/kg so với cách đây một tháng.
Ông Dương Văn Lẻn trồng 10 công quýt đường ở ấp 8, xã Long Trị, huyện Long Mỹ, cho biết hiện tại, quýt loại 1 được thu mua tại vườn chỉ ở mức giá từ 16.000 – 18.000đ/kg, loại 2 chỉ với giá từ 12.000 – 13.000đ/kg, giảm 10.000 – 15.000đ/kg (tùy loại).
Ông Dương Văn Long trồng 15 công quýt cùng ở ấp 8 cũng cho biết, quýt trồng 2 năm là có thể thu hoạch. Quýt vào vụ cứ một tháng hái trái một lần. Năng suất đạt từ 2,5 – 3 tấn/công (3 năm tuổi), còn 4 – 5 tấn/công (cây 4 – 5 năm tuổi).
Cũng theo nhiều hộ trồng quýt, năm nay dịch bệnh trên quýt tăng mạnh, mưa nhiều nên chất lượng quýt thấp, giá bán cũng giảm đáng kể. Mặc dù giá giảm nhưng trừ chi phí mỗi công cũng đem lại lợi nhuận từ 35 – 40 triệu đồng.
Ông Lê Hoàng Việt, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ cho biết, diện tích quýt đường của toàn huyện là 450,3 ha, tập trung ở các xã Long Trị, Long Trị A, Long Bình.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa điều chỉnh giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2015 xuống còn khoảng 2,9 tỉ đô la Mỹ, tức là giảm đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ so với năm 2014 và giảm 300 triệu đô la Mỹ so với mức dự báo mà VASEP đưa ra vào đầu tháng 7-2015.

Vịt là đối tượng nuôi truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gắn liền với hệ thống canh tác lúa nước. Dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên nghề này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đại diện công ty Dekalb Việt Nam cho biết, nông dân Việt Nam sẽ chính thức tiếp cận giống ngô chuyển gen mang tên Dekalb® Genuity®.
Dân trồng nho ở Ninh Thuận hay nhắc đến cái tên “Sáu Lang nho giống”. Lão nông này tên thật là Nguyễn Thường Lang (ngụ khu phố 2, phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận), được xem là người đầu tiên đưa giống nho ghép về địa phương hơn 15 năm trước.

Năm 2015, nuôi heo ở các tỉnh phía Nam diễn ra tình trạng sử dụng chất tạo nạc gọi chung là chất cấm trong chăn nuôi heo. Điều này khiến người tiêu dùng mất lòng tin đối với sản phẩm thịt heo trong nước.