Quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang hút hàng, giá tăng cao

Cụ thể, giá quýt đường bán trên thị trường lên đến 50.000 đồng/kg, dưa hấu từ 8.000-10.000 đồng/kg; giá bán tại rẫy khoảng 6.000 đồng/kg, với giá này hai loại trái cây này tăng gần nhiều lần so với chính vụ.
Nhiều nhà vườn cho biết với mức giá này người trồng quýt đường cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha, còn đối người trồng dưa hấu sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, hiện nhà vườn không còn nhiều quả chín đế bán, do diện tích quýt đường trái vụ; còn diện tích dưa hấu giảm nhiều, vì những vụ trước sản xuất không lãi, nhà vườn chuyển sang trồng cây, con khác.
Khác hẳn với trước đây, tuy giá cả một số loại trái cây đang tăng cao từng ngày nhưng nhà vườn Hậu Giang không mấy quan tâm. Bởi theo họ, giá cả tăng-giảm là theo quy luật chung của thị trường, “khan hàng trúng giá, trúng mùa thất giá,” trong khi đó nhà vườn sản xuất luôn ở thế bị động, ít người đoán được thị trường, thu hoạch đúng vào thời điểm giá cao.
Một vấn đề mà nhà vườn tỉnh này dè dặt hơn là gần đây thị trường tiêu thụ hàng nông sản ở địa phương không ổn định, giá cả tăng giảm bất thường, người sản xuất thua lỗ nhiều hơn có lãi. Trong khi đó, vai trò chính quyền chưa có quy hoạch cụ thể, đầu ra không được liên kết, bao tiêu với doanh nghiệp, phần lớn nhà vườn sản xuất chạy theo phong trào, giá cả, đoán đầu thị trường, nhưng sai nhiều hơn trúng.
Trở lại giá quýt đường, dưa hấu tăng hiện nay, do diện tích quýt đường vào trái vụ. Bên cạnh đó, diện tích quýt đường của tỉnh này đang bị sâu bệnh hoành hành, đến nay có khoảng 50% diện tích quýt bị nhiễm bệnh, nhiều diện tích buộc tiêu hủy phòng ngừa lây lan ra diện rộng.
Điều lo lắng hơn, đối với bệnh trên cây quýt đường đến nay chưa có thuốc đặc trị, khi nhiễm bệnh phải tiêu hủy, nên người dân ngại đầu tư trồng mới, dẫn đến diện tích, sản lượng quýt đường, 1 trong 10 loại nông sản chủ lực, đặc sản của tỉnh này giảm mạnh.
Còn đối với người trồng dưa hấu, sau nhiều vụ giá rớt thê thảm, đôi lúc không bán được hàng, nên họ không dám sản xuất. Khi diện tích, sản lượng giảm, giá thị trường lại tăng, dù biết vậy nhưng họ vẫn sợ, bởi nhà nông sản xuất nhưng thị trường quyết định giá, người dân sản xuất như đánh cược “5 ăn 5 thua.”
Hậu Giang có diện tích quýt đường khoảng 450ha và 400ha dưa hấu, nhưng thời gian gần đây sâu bệnh tấn công trên cây quýt, giá dưa hấu bấp bênh, do đó diện tích, sản lượng hai loại trái cây này giảm mạnh, dẫn đến khan hàng, sốt giá làm xáo trộn thị trường nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân khai thác tôm hùm giống tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho biết, hiện nay, giá tôm hùm giống cuối vụ đạt 200 nghìn đồng/con, tăng 50 nghìn đồng/con so với cùng kỳ năm 2012.

Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, bà con tập trung xuống giống đồng loạt từ đầu tháng 5 đến ngày 25-5-2013 để né rầy, sâu bệnh và thời tiết. Nhưng thực tế, cho đến bây giờ, bà con ở Ba Tri, Bình Đại và Giồng Trôm mới chỉ dọn đất và chờ “mưa già”, vì nước còn mặn.

Có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, song nhiều năm qua, ngành chăn nuôi nước ta lại luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi... Ðây là một nghịch lý, khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước liên tục biến động, gây bất lợi cho người chăn nuôi. Bởi thế, việc chủ động sản xuất TĂCN từ nguyên liệu trong nước là giải pháp hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.