Quýt đường và dưa hấu ở Hậu Giang hút hàng, giá tăng cao

Cụ thể, giá quýt đường bán trên thị trường lên đến 50.000 đồng/kg, dưa hấu từ 8.000-10.000 đồng/kg; giá bán tại rẫy khoảng 6.000 đồng/kg, với giá này hai loại trái cây này tăng gần nhiều lần so với chính vụ.
Nhiều nhà vườn cho biết với mức giá này người trồng quýt đường cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ha, còn đối người trồng dưa hấu sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, hiện nhà vườn không còn nhiều quả chín đế bán, do diện tích quýt đường trái vụ; còn diện tích dưa hấu giảm nhiều, vì những vụ trước sản xuất không lãi, nhà vườn chuyển sang trồng cây, con khác.
Khác hẳn với trước đây, tuy giá cả một số loại trái cây đang tăng cao từng ngày nhưng nhà vườn Hậu Giang không mấy quan tâm. Bởi theo họ, giá cả tăng-giảm là theo quy luật chung của thị trường, “khan hàng trúng giá, trúng mùa thất giá,” trong khi đó nhà vườn sản xuất luôn ở thế bị động, ít người đoán được thị trường, thu hoạch đúng vào thời điểm giá cao.
Một vấn đề mà nhà vườn tỉnh này dè dặt hơn là gần đây thị trường tiêu thụ hàng nông sản ở địa phương không ổn định, giá cả tăng giảm bất thường, người sản xuất thua lỗ nhiều hơn có lãi. Trong khi đó, vai trò chính quyền chưa có quy hoạch cụ thể, đầu ra không được liên kết, bao tiêu với doanh nghiệp, phần lớn nhà vườn sản xuất chạy theo phong trào, giá cả, đoán đầu thị trường, nhưng sai nhiều hơn trúng.
Trở lại giá quýt đường, dưa hấu tăng hiện nay, do diện tích quýt đường vào trái vụ. Bên cạnh đó, diện tích quýt đường của tỉnh này đang bị sâu bệnh hoành hành, đến nay có khoảng 50% diện tích quýt bị nhiễm bệnh, nhiều diện tích buộc tiêu hủy phòng ngừa lây lan ra diện rộng.
Điều lo lắng hơn, đối với bệnh trên cây quýt đường đến nay chưa có thuốc đặc trị, khi nhiễm bệnh phải tiêu hủy, nên người dân ngại đầu tư trồng mới, dẫn đến diện tích, sản lượng quýt đường, 1 trong 10 loại nông sản chủ lực, đặc sản của tỉnh này giảm mạnh.
Còn đối với người trồng dưa hấu, sau nhiều vụ giá rớt thê thảm, đôi lúc không bán được hàng, nên họ không dám sản xuất. Khi diện tích, sản lượng giảm, giá thị trường lại tăng, dù biết vậy nhưng họ vẫn sợ, bởi nhà nông sản xuất nhưng thị trường quyết định giá, người dân sản xuất như đánh cược “5 ăn 5 thua.”
Hậu Giang có diện tích quýt đường khoảng 450ha và 400ha dưa hấu, nhưng thời gian gần đây sâu bệnh tấn công trên cây quýt, giá dưa hấu bấp bênh, do đó diện tích, sản lượng hai loại trái cây này giảm mạnh, dẫn đến khan hàng, sốt giá làm xáo trộn thị trường nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.

Ngày 26-8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang tổ chức ra mắt mô hình Tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.

Từ đầu năm đến nay, diện tích tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị thiệt hại 13.732ha. Trong đó, tôm nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70% trên 10.660ha, thiệt hại trên 70% là trên 3.000ha.

Sở NN-PTNT cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có hơn 2.150 hộ và 41 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản các loại.

Từ giữa tháng 5.2015 đến nay, các hộ nuôi cá lồng trên biển tại Hải Minh (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng - TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định) gặp nhiều khó khăn do cá nuôi bị dịch bệnh chết và giá cá duy trì ở mức thấp. Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng, hiện ở Hải Minh có 86 hộ nuôi cá lồng biển, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi (nhiều nhất là cá chẽm, cá hồng, cá bớp, cá mú…), tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014.