Quyết Tâm Vượt Khó Của Dự Bị Động Viên Lường Văn Hiển

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, trong LLVT tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu không chỉ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu mà ngay trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương.
Một trong những tấm gương tiêu biểu đó là đồng chí Lường Văn Hiển, sỹ quan dự bị động viên thuộc đơn vị dự bị động viên của huyện Mường Ảng. Nhập ngũ tháng 3/1998, Lường Văn Hiển xuất ngũ về địa phương tháng 9/2000 cư trú tại bản Xuân Món, xã Búng Lao, Mường Ảng. Những năm qua, cùng với hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của một quân nhân dự bị động viên, anh luôn chấp hành tốt lệnh động viên thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Khắc phục khó khăn, chăm lo đầu tư về vật chất để tập trung phát triển kinh tế gia đình và vươn lên làm giàu chính đáng. Hiện nay gia đình anh phát triển kinh tế theo mô hình VACR (trồng ngô, thả cá và chăn nuôi lợn, gia cầm). Gia đình anh trồng hơn 1,2ha ngô lai gần 2.000m2 ao nuôi cá giống và cá thịt; tập trung nuôi lợn, gà, vịt... Ngô thu hoạch được anh dành cả cho việc chăn nuôi. Mấy năm trở lại đây, trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu được 40- 50 triệu đồng.
Anh Lường Văn Hiển tâm sự: Khi hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, xây dựng gia đình, cuộc sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn, vợ chưa có công ăn việc làm, con nhỏ. Với ý chí của một người lính, không khuất phục trước cảnh nghèo đói, anh đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất từ ruộng trũng cải tạo thành ao thả cá; từ trồng rau màu hiệu quả kinh tế không cao sang trồng ngô và qui hoạch lại mô hình chăn nuôi lợn, gà; trong chuồng lúc nào cũng có hơn chục con lợn thịt gối nhau. Anh đã tích cực học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật, nên mô hình trồng trọt chăn nuôi đều mang lại hiệu quả cao.
Thu nhập từ mô hình VACR đã giúp anh xây dựng được ngôi nhà khang trang với diện tích sử dụng trên 100 m2 và mua sắm được các vật dụng sinh hoạt gia đình có giá trị. Vợ anh- chị Tòng Thị Lan mở quán ăn bình dân ngay ven quốc lộ 279. Chia sẻ về thành công của gia đình trong phát triển kinh tế, chị Lan cho biết thêm: Lúc anh động viên thực hiện nhiệm vụ gia đình cũng vất vả, nhưng mình cố gắng vừa chăm các cháu học hành, vừa quán xuyến việc nhà để anh Hiển hoàn thành nhiệm của người cán bộ sỹ quan dự bị ở xã.
Cần cù, chịu khó, chấp hành nghiêm lệnh động viên hàng năm, tìm cách vươn lên làm giàu chính đáng, sỹ quan dự bị động viên Lường Văn Hiển trở thành một trong những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang huyện Mường Ảng và là một trong những người đã và đang thực hiện tốt lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.

Gà sao là đối tượng vật nuôi mới với ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi có giá trị thu nhập cao cho nông hộ nhằm thay thế dần những vật nuôi thu nhập thấp không ổn định và thường xuyên bị rủi ro dịch bệnh, giá đầu ra bấp bênh. Với mục đính đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp –PTNT; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng thành công mô hình gà sao tại xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ) đạt hiệu quả cao.

Mặc dù đang ở chính vụ nhưng nhiều ao nuôi thủy sản nước lợ vẫn chưa được nông dân cải tạo, thả giống do điều kiện nuôi không thuận lợi. Lựa chọn con giống và kỹ thuật thả nuôi phù hợp là biện pháp cần thiết để nông dân có thể tận dụng những diện tích ao “bỏ hoang”, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Sau khi trái cam sành vụ nghịch leo lên mức giá trên 30.000 đồng/kg thì ngay lập tức nhiều nhà vườn ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh đã đổ xô trồng cam sành. Và hậu quả như thế nào thì chưa thể đoán được, nhưng thực trạng hiện nay giá cam sành đã tuột thẳng dốc và chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg.