Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quyết Tâm Đảm Bảo Tiến Độ, Mục Tiêu Sản Xuất Vụ Đông Ở Vị Xuyên

Quyết Tâm Đảm Bảo Tiến Độ, Mục Tiêu Sản Xuất Vụ Đông Ở Vị Xuyên
Ngày đăng: 28/10/2014

Trong những ngày này, không khí lao động sản xuất vụ Đông của bà con nông dân huyện Vị Xuyên diễn ra hết sức sôi động. Trên khắp các cánh đồng vụ Đông, nông dân hăng hái làm đất, gieo cấy các loại cây trồng phù hợp và kinh tế, từ đó nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.

Dựa trên kết quả đã đạt được trong vụ Đông những năm trước, huyện Vị Xuyên quyết tâm nâng tổng diện tích từ 816,5 ha năm 2013 lên 1.100 ha trong vụ Đông năm nay. Trong đó diện tích cây ngô 205 ha, khoai lang 100 ha, khoai tây 15 ha, cây rau 630 ha, đậu các loại 130 ha và 20 ha cải xa-lát.

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn huyện trồng được 205/205 ha ngô, đạt 100% kế hoạch, trong đó ngô nếp 92 ha, ngô tẻ 113 ha. Cây cải xa-lát thực hiện gieo 4 kg giống bằng 15 ha tại các xã Đạo Đức, Việt Lâm.

Dự kiến đưa ra ruộng trồng từnay đến đầu tháng 11. Khoai lang đã trồng 10/100 ha, đạt 10% diện tích, tại các xã Ngọc Linh, Trung Thành, Tùng Bá, Linh Hồ. Khoai tây đã trồng 5/15 ha, đạt 33% kế hoạch. Rau đậu các loại trồng 148/760 ha, đạt 19,5% kế hoạch.

Để thực hiện thành công vụ Đông năm nay, với quyết tâm đưa vụ Đông thành vụ sản xuất chính, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch sản xuất, đề ra các biện pháp chủ yếu, phương pháp tổ chức thực hiện một cách cụ thể. Trong việc bố trí đất đai, đảm bảo diện tích cây trồng theo kế hoạch, ngoài diện tích đất đồi, đất bãi, đất chuyên màu, đã chủ động mở rộng tối đa diện tích trên đất 2 vụ lúa, nhất là đối với cây trồng chủ lực như ngô và khoai lang; đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa sớm và cây trồng vụ Thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; thu hoạch đến đâu, huy động mọi lực lượng, phương tiện giải phóng đất đến đó để kịp thời gieo trồng vụ Đông trong khung thời vụ tốt nhất.

Tiếp tục dồn điền, đổi thửa, mượn đất để hình thành những vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện đầu tư áp dụng máy móc, cơ giới hóa, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, huyện cũng có cơ chế, chính sách hỗ trợ như: Hỗ trợ giá giống 731.000 đồng/ha ngô; 1.000.000 đồng/ha cải xa-lát; hỗ trợ cây vụ Đông thuộc Đề án xây dựng xã Đạo Đức thành xã có trình độ thâm canh cao, trong sản xuất NLN giai đoạn 2013 – 2015 với số kinh phí 30.000.000 đồng.

Đồng thời,chú trọng đảm bảo cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư dịch vụ ứng trước giống, vật tư, phân bón, kỹ thuật,... cho sản xuất và hợp đồng bao tiêu sản phẩm cây trồng vụ Đông.

Tăng cường công tác khuyến nông, triển khai tập huấn kỹ thuật từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đối với từng loại sản phẩm cây trồng...

Đồng chí Lê Thanh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp – PTNT cho biết: Kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành và tổ chức sản xuất của các cấp uỷ, chính quyền; kỹ năng, kiến thức khoa học kỹ thuật về sản xuất của nông dân ngày càng được nâng cao.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng được xây mới, cải tạo, nâng cấp đưa vào sử dụng ngày càng có hiệu quả. Bộ giống cây trồng phong phú; phân bón và các loại vật tư khá đầy đủ. Sự gắn kết của doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất, thu mua sản phẩm hàng hóa ngày càng bền chặt... là thuận lợi cơ bản trong triển khai và thực hiện kế hoạch sản xuất vụ Đông 2014.

Tuy nhiên, những diễn biến khó lường, phức tạp của khí hậu thời tiết; giá cả đầu vào các loại vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao; giá một số nông sản thấp làm hạn chế mức đầu tư của nông dân. Rau quả xuất khẩu có giá trị kinh tế cao còn manh mún.

Chưa có nhiều doanh nghiệp, đơn vị đầu tư và thu mua chế biến, tiêu thụ sản phẩm vụ Đông ở Vị Xuyên... là những yếu tố khách quan gây không ít khó khăn trong việc phát triển cây trồng vụ Đông của huyện.

Có thể nói, với quyết tâm cao của huyện Vị Xuyên trong sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2014 sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; góp phần phát triển nông nghiệp và Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang

Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.

11/05/2013
Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

12/05/2013
Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh) Nghề Nuôi Rắn Ở Thống Nhất (Quảng Ninh)

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có từ 40-60 sản phẩm địa phương được thương mại hóa, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng “Mỗi làng một sản phẩm”. Theo đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển các nghề nuôi, trồng đưa những loại đặc sản trở thành thương phẩm trên thị trường. Trong số đó, có nghề nuôi rắn ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ).

12/05/2013
Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp Nuôi Cua Đồng Trên Ruộng Ở Đồng Tháp

Tận dụng trong mùa lũ nguồn cua đồng ngoài tự nhiên dễ tìm và giá thấp, nhiều nông dân ở ấp Khánh Nhơn và Khánh An, xã Tân Khánh Trung đầu tư mua cua và nuôi giữ đợi đến thời điểm giá cua lên cao mới thu hoạch. Hầu hết những nông dân thực hiện mô hình này đều có kinh nghiệm nuôi cua từ một vài năm trước nên có sự chuẩn bị tương đối tốt cho vụ nuôi năm nay.

13/01/2013
Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ Đỏ Mắt Vì Bí Đỏ

Vụ bí đỏ năm nay, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được mùa, nhưng người trồng bí lại lỗ nặng vì giá quá rẻ. Hàng chục nghìn tấn bí đã thu hoạch từ hơn nửa tháng nay đang nằm chất đống, một lượng không nhỏ có nguy cơ bị thối…

18/01/2013