Quyết Liệt Phòng Chống Rét Cho Cây Trồng, Vật Nuôi

Đến thời điểm này, tuy chưa có thiệt hại gì về cây trồng, vật nuôi do rét nhưng các địa phương đã triển khai quyết liệt chỉ lệnh của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Hai ngày qua, ở Lào Cai, nhất là vùng cao từ 1.000m trở lên nhiệt độ liên tục giảm sâu dưới 5 độ, đặc biệt sáng sớm ngày 18/12, nhiệt độ ở Sa Pa, Ý Tý (Bát Xát) và một số xã thuộc huyện Bắc Hà, Mường Khương nhiệt độ đã xuống dưới 3 độ C, riêng Sa Pa là 1 độ C, khu vực núi Hoàng Liên từ độ cao 2.500 m trở lên nhiệt độ dưới 0 độ C.
Tại các huyện vùng cao đã xuất hiện băng giá và sương muối tương đối dày đặc. Theo ông Lưu Minh Hải, Giám đốc trung tâm Khí tượng thủy văn Lào Cai, đây là đợt rét sâu nhất từ đầu đông 2014 đến nay và báo hiệu thời tiết còn diễn biến phức tạp những ngày tiếp theo.
Đến thời điểm này, tuy chưa có thiệt hại gì về cây trồng, vật nuôi do rét nhưng các địa phương đã triển khai quyết liệt chỉ lệnh của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai cho biết, Sở đã cử cán bộ xuống phối hợp với ngành chức năng các huyện hướng dẫn các hộ chăn nuôi tuyệt đối không chăn thả, không bắt gia súc làm việc trong những ngày giá rét (nhiệt độ dưới 10 độ C), cung cấp đủ thức ăn thô xanh, nước uống và bổ sung thức ăn tinh cho gia súc.
Theo ông Doãn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, nếu địa phương nào để tình trạng cây trồng, vật nuôi, nhất là gia súc chết nhiều do các nguyên nhân chủ quan, không thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh thì người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/quyet-liet-phong-chong-ret-cho-cay-trong-vat-nuoi-post136409.html
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?
Chăn nuôi bò là một trong những mô hình hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo tham gia Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững ở xã Hòa Long (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) và xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Trạm KN huyện Tây Sơn thực hiện mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại xã Tây Vinh với quy mô 100 m2 đệm lót và 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp tham gia.

Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.