Quyết định của UBND tỉnh về việc công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 trên địa bàn xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh

Xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản; các xã bị uy hiếp là:
Tân Khánh, Minh Thuận, Cộng Hoà, Hợp Hưng, huyện Vụ Bản; xã Mỹ Thuận, Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc; các xã tiếp giáp với xã bị uy hiếp là các xã vùng đệm kể từ ngày 7-10-2015;
- Xã Trực Phú, huyện Trực Ninh; các xã bị uy hiếp là:
Trực Hùng, Trực Cường, huyện Trực Ninh; xã Hải An, huyện Hải Hậu; các xã tiếp giáp với các xã bị uy hiếp là các xã vùng đệm kể từ ngày 13-10-2015.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản, huyện Trực Ninh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo Pháp lệnh Thú y, nhanh chóng bao vây dập tắt dịch.
Chỉ đạo UBND xã Hiển Khánh, xã Trực Phú thành lập chốt gác kiểm dịch, nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trong thời gian có dịch trên địa bàn xã;
Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và các biện pháp phòng, chống dịch;
Giao Sở NN và PTNT hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm đảm bảo quy trình kỹ thuật;
Các ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia phòng, chống dịch.
Kinh phí phòng, chống dịch được thực hiện theo Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 11-5-2012 và Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 18-4-2013 của UBND tỉnh Nam Định về quy định chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh, thủ trưởng các ngành:
NN và PTNT, Y tế, Công thương, TN và MT, Tài chính, Công an, GTVT, VH, TT và DL, TT và TT, KH và CN, Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản, huyện Trực Ninh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Có thể bạn quan tâm

Giai đoạn 2012 - 2014, cùng với sự tự vươn lên của hội viên, Hội Nông dân huyện Quế Sơn đã phối hợp tổ chức 172 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 15.280 lượt hội viên; phối hợp mở 24 lớp dạy nghề nông nghiệp, thú y, sản xuất phân hữu cơ vi sinh.

Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.

Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân trên địa bàn TX Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã tranh thủ tận dụng diện tích mặt nước trên hồ thủy điện Đăk R’Tích để phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện giá cá diêu hồng và cá lăng nuôi chủ lực tại đây đang ở mức cao…

Với ưu điểm tốn ít vốn, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và dễ mua, dễ bán, mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang dần trở thành cứu cánh của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân vùng ven biển ổn định cuộc sống.

Tính đến trung tuần tháng 8-2014, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có bảy doanh nghiệp đầu tư kho thu mua và tạm trữ lúa, gạo với tổng công suất chứa 240.000 tấn kho. Song tiến độ triển khai thực hiện còn khá chậm.