Quyết định của UBND tỉnh về việc công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 trên địa bàn xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh

Xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản; các xã bị uy hiếp là:
Tân Khánh, Minh Thuận, Cộng Hoà, Hợp Hưng, huyện Vụ Bản; xã Mỹ Thuận, Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc; các xã tiếp giáp với xã bị uy hiếp là các xã vùng đệm kể từ ngày 7-10-2015;
- Xã Trực Phú, huyện Trực Ninh; các xã bị uy hiếp là:
Trực Hùng, Trực Cường, huyện Trực Ninh; xã Hải An, huyện Hải Hậu; các xã tiếp giáp với các xã bị uy hiếp là các xã vùng đệm kể từ ngày 13-10-2015.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản, huyện Trực Ninh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo Pháp lệnh Thú y, nhanh chóng bao vây dập tắt dịch.
Chỉ đạo UBND xã Hiển Khánh, xã Trực Phú thành lập chốt gác kiểm dịch, nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trong thời gian có dịch trên địa bàn xã;
Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và các biện pháp phòng, chống dịch;
Giao Sở NN và PTNT hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm đảm bảo quy trình kỹ thuật;
Các ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia phòng, chống dịch.
Kinh phí phòng, chống dịch được thực hiện theo Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 11-5-2012 và Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 18-4-2013 của UBND tỉnh Nam Định về quy định chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh, thủ trưởng các ngành:
NN và PTNT, Y tế, Công thương, TN và MT, Tài chính, Công an, GTVT, VH, TT và DL, TT và TT, KH và CN, Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản, huyện Trực Ninh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn vừa phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa triển khai dự án quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với cây cà phê tại huyện Xuân Lộc. Toàn huyện hiện có 1.250 hécta cây cà phê. Năng suất trung bình còn thấp, chỉ đạt gần 26 tạ/hécta/vụ do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác lạc hậu.

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Đồng Nai hiện có 89 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó 80% hoạt động yếu, kém. Nhưng ngay cả các HTX hoạt động hiệu quả cũng chủ yếu ở lĩnh vực đầu tư sản xuất; còn lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh để tìm đầu ra cho nông sản hầu như chưa có.

Theo Cục Chăn nuôi, chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là salbutamol, clenbuterol và ractopamine thuộc nhóm beta-agonist. Salbutamol có tác dụng thúc cho heo lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn...

Nhà vườn huyện Lai Vung đang bước vào thu hoạch cam (từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch). Toàn huyện có 615ha cam đang cho trái, trong đó cam xoàn 200ha, cam sành 50ha, còn lại là cam dây, tập trung các xã Long Hậu, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Phước; năng suất ước đạt 20 tấn/ha.