Quyết định của UBND tỉnh về việc công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 trên địa bàn xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh

Xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản; các xã bị uy hiếp là:
Tân Khánh, Minh Thuận, Cộng Hoà, Hợp Hưng, huyện Vụ Bản; xã Mỹ Thuận, Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc; các xã tiếp giáp với xã bị uy hiếp là các xã vùng đệm kể từ ngày 7-10-2015;
- Xã Trực Phú, huyện Trực Ninh; các xã bị uy hiếp là:
Trực Hùng, Trực Cường, huyện Trực Ninh; xã Hải An, huyện Hải Hậu; các xã tiếp giáp với các xã bị uy hiếp là các xã vùng đệm kể từ ngày 13-10-2015.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản, huyện Trực Ninh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo Pháp lệnh Thú y, nhanh chóng bao vây dập tắt dịch.
Chỉ đạo UBND xã Hiển Khánh, xã Trực Phú thành lập chốt gác kiểm dịch, nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trong thời gian có dịch trên địa bàn xã;
Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và các biện pháp phòng, chống dịch;
Giao Sở NN và PTNT hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm đảm bảo quy trình kỹ thuật;
Các ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia phòng, chống dịch.
Kinh phí phòng, chống dịch được thực hiện theo Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 11-5-2012 và Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 18-4-2013 của UBND tỉnh Nam Định về quy định chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh, thủ trưởng các ngành:
NN và PTNT, Y tế, Công thương, TN và MT, Tài chính, Công an, GTVT, VH, TT và DL, TT và TT, KH và CN, Chủ tịch UBND huyện Vụ Bản, huyện Trực Ninh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.

Mấy tháng gần đây, một số nông dân xã Lý Văn Lâm và xã Tân Thành, TP Cà Mau tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật đầu tư thực hiện mô hình nuôi lươn trong bể xi-măng không có bùn đất. Đây là mô hình mới đầy triển vọng, giúp nông dân tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Qua 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, vụ HT 2014 khu vực ĐBSCL có 101 DN tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa trên diện tích 77.420 ha, tăng 15% so với cùng kỳ.

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh đang phát triển mạnh tại xã Long Nguyên (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Dù số tiền đầu tư ban đầu lớn nhưng mô hình này đã mang lại lợi nhuận cao và tạo sự yên tâm cho người nuôi, giúp họ vươn lên làm giàu.

Từ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, các hộ ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển trên đầm Thị Nại tại phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định điêu đứng vì cá giống khan hiếm và giá cao, trong khi đó cá nuôi thương phẩm hạ giá nhưng không có thương lái đến mua.