Quy Trình Và Chi Phí Ương Cá Tra Bột

Sử dụng cho ao ương 1.500 m2
Số lượng giống ương 100 muôn (1 triệu con )
I. CẢI TẠO VÀ XỬ LÝ AO
- Vệ sinh và cải tạo ao ( vét bùn đáy ao, phơi đáy ao, làm cỏ bờ ao)
- Vôi rải đáy và bờ ao.
- Bơm nước vào ao (1,2- 1,4m )
- Xử lý nước ao 1 ngày trước khi thả cá.
Dùng 1kg YEASTURE hoặc MICROBOND + 1kg sữa dùng cho cá.
Ngâm 1kg YEASTURE + 1kg sữa vào 20 lít nước và khuấy đều, 15 phút sau tạt khắp mặt ao.
Sử dụng YEASTURE hoặc MICROBOND, mục đích là tạo nhiều sinh vật phù du làm thức ăn tự nhiên cho cá, cũng như giúp phát triển những vi khuẩn có lợi để khử các độc tố trong nước.
Bên cạnh đó, khi nước ao có màu xanh đọt chuối thì quá trình quang hợp lấy oxy từ bên ngoài vào ao được thực hiện hiệu quả hơn. Ngoài ra, nước ao có được độ trong hợp lý và độ pH ở mức 7,5- 8 thích hợp cho cá con.
II. CHO CÁ ĂN
* Giai đoạn từ ngày tuổi thứ I đến ngày tuổi thứ 7 (cá lên móng):
- Dùng sản phẩm Yeasture 50g (2 muỗng canh đầy), ngâm vào 30 lít nước trong 5 phút. Tiếp tục cho 300g thức ăn công nghiệp (40% đạm) + sữa cá vào, rồi ngâm thêm 15 phút. Xong tạt đều khắp ao. Ngày cho ăn 6 lần.
* Giai đoạn từ ngày tuổi thứ 8 đến giai đoạn cá gom cầu:
Lúc 8 ngày tuổi, cỡ cá khoảng bằng chân nhang. Dùng sản phẩm Yeasture 50g ngâm vào nước như trên. Tiếp tục cho 500g thức ăn công nghiệp + 200g sữa, khuấy đều và đem tạt ngay, vì thức ăn còn hạt lấm tấm vừa miệng cá, nếu ngâm lâu như giai đoạn đầu thức ăn sẽ tan thành nước cá khó ăn được, hao mồi.
Chú ý: Khi cá lên móng rộ ta có thể đoán được cá đậu nhiều hay ít mà tăng hay giảm thức ăn cho phù hợp. Đặc biệt, từ ngày thứ 7 về sau, thường là trứng nước phát triển trong ao rất nhiều, ta có thể giảm lượng thức ăn trong vài ngày.
Giai đoạn cá gom cầu:
Ta nhử cá tập trung gom hết vào cầu, lúc nầy cá khoảng bằng đầu đũa ăn, cho nên chọn lựa loại thức ăn theo cỡ miệng cá cho phù hợp. Giai đoạn cá từ 15- 20 ngày tuổi, tuỳ theo thời tiết, điều kiện chăm sóc mà cá phát triển. Cách cho ăn như sau:
Sản phẩm Yeasture 50g ngâm với 2 lít nước trong 5 phút + 100g SUPASTOCK, trộn đều trong 10kg thức ăn công nghiệp. Ngày cho ăn 2 lần.
Trong quá trình nuôi, có thể dùng sản phẩm sinh học CENPLEX CU để diệt kí sinh trùng và nấm như: sán lá, trùng bánh xe, nấm thủy mi, tảo ... Sản phẩm CENPLEX đối với cá rất an toàn, không gây sốc cho cá mà hiệu quả rất cao .
III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ ƯƠNG CÁ TRA TỪ CON BỘT ĐẾN 30 NGÀY TUỔI
Cá tra bột:1.000.000con x 2,5đ/con = 2.500.000đ
- Cải tạo ao: 1.000.000đ
- Bón vôi: 100kg x 600đ/kg = 60.000đ
- Sản phẩm sinh học Yeasture: 8kg x 150.000 đ/kg = 1.200.000đ
- Thức ăn công nghiệp: 600kg x 10.200đ/kg = 6.120.000đ
- Xử lý ký sinh 03 lần bằng CENPLEX CU: 1kg x 150.000đ/kg = 150.000đ
- Sữa trộn thức ăn cho cá: 16kg x 25.000đ/kg = 400.000đ
- Supastock: 5kg x 40.000đ/kg = 200.000đ
- Chi phí bơm nước = 500.000đ
- Lương công nhân = 1.200.000đ
- Chi phí khác = 500.000đ
Tổng cộng = 13.430.000đ
Chi phí trên đây tính cho cá sau 30 ngày ương đạt tỷ lệ 30%, tức đạt số lượng là 300.000 con. Chi phí có thể tăng hay giảm tùy theo lượng cá đạt nhiều hay ít.
CHÚ Ý: Ương cá vào thời tiết nắng nóng nhiệt độ cao, cần gây tảo để nước có độ trong tối đa là 30cm, mục đích là nhờ lớp tảo hạn chế ánh nắng chiếu sâu vào nước. Luôn luôn kiểm tra pH từ 7.5- 8.0
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các vùng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến như xuất huyết, bệnh gan-thận mủ, bệnh gạo, trắng mang, trắng gan đã gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi. Có những vùng nuôi tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100%. Nguyên nhân cá nhiễm bệnh thì có nhiều như do cá bị nhiễm khuẩn hoặc bị các loài ký sinh trùng giáp xác ký sinh và nấm gây hại; do chế độ dinh dưỡng cho cá không cân đối…. khi gặp chất lượng nước ao không tốt hoặc vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ thuận lợi gây bệnh và lây lan thành dịch bệnh, đặc biệt là chất lượng cá tra giống đã và đang có xu hướng giảm rất nhiều so với trước đây do thoái hóa.

Có không ít người nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm cũng như quy trình sử dụng. Điều đáng nói là chất lượng thuốc, nó gây không ít thiệt hại cho người nuôi cũng như môi trường chăn nuôi. Để giúp bà con chăn nuôi đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng thuốc để phòng và trị bệnh cá, chúng tôi cung cấp cho bà con quy trình sử dụng thuốc trong chăn nuôi cá tra như sau

Bè nuôi cá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường được kết hợp vừa là bè cá vừa là nhà ở. Dựa vào thời gian sử dụng mà chia ra 2 nhóm bè: bè kiên cố và bè tạm thời. Nhóm bè tạm thời thường nhỏ và được đóng bằng tre hoặc loại gỗ chịu nước kém.

Một nghiên cứu mới của trại giống Minh An, tỉnh Vĩnh Long, vừa đưa ra những biện pháp kỹ thuật để làm thịt cá tra từ vàng chuyển thành trắng.

Khu vực nuôi cá có hệ thống cấp thoát nước rất thuận lợi cho quá trình nuôi, lượng nước được thay đổi hàng ngày khoảng 30% tổng khối lượng nước trong ao nuôi, vào những ngày con nước kém và nắng kéo dài lượng nước được thay khoảng 50% đảm bảo môi trường nước trong sạch thuận lợi cho cá phát triển