Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Quy Trình Và Chi Phí Ương Cá Tra Bột

Quy Trình Và Chi Phí Ương Cá Tra Bột
Ngày đăng: 18/02/2014

Sử dụng cho ao ương 1.500 m2

Số lượng giống ương 100 muôn (1 triệu con )

I. CẢI TẠO VÀ XỬ LÝ AO

- Vệ sinh và cải tạo ao ( vét bùn đáy ao, phơi đáy ao, làm cỏ bờ ao)

- Vôi rải đáy và bờ ao.

- Bơm nước vào ao (1,2- 1,4m )

- Xử lý nước ao 1 ngày trước khi thả cá.

Dùng 1kg YEASTURE hoặc MICROBOND + 1kg sữa dùng cho cá.

Ngâm 1kg YEASTURE + 1kg sữa vào 20 lít nước và khuấy đều, 15 phút sau tạt khắp mặt ao.

Sử dụng YEASTURE hoặc MICROBOND, mục đích là tạo nhiều sinh vật phù du làm thức ăn tự nhiên cho cá, cũng như giúp phát triển những vi khuẩn có lợi để khử các độc tố trong nước.

Bên cạnh đó, khi nước ao có màu xanh đọt chuối thì quá trình quang hợp lấy oxy từ bên ngoài vào ao được thực hiện hiệu quả hơn. Ngoài ra, nước ao có được độ trong hợp lý và độ pH ở mức 7,5- 8 thích hợp cho cá con.

II. CHO CÁ ĂN

* Giai đoạn từ ngày tuổi thứ I đến ngày tuổi thứ 7 (cá lên móng):

- Dùng sản phẩm Yeasture 50g (2 muỗng canh đầy), ngâm vào 30 lít nước trong 5 phút. Tiếp tục cho 300g thức ăn công nghiệp (40% đạm) + sữa cá vào, rồi ngâm thêm 15 phút. Xong tạt đều khắp ao. Ngày cho ăn 6 lần.

* Giai đoạn từ ngày tuổi thứ 8 đến giai đoạn cá gom cầu:

Lúc 8 ngày tuổi, cỡ cá khoảng bằng chân nhang. Dùng sản phẩm Yeasture 50g ngâm vào nước như trên. Tiếp tục cho 500g thức ăn công nghiệp + 200g sữa, khuấy đều và đem tạt ngay, vì thức ăn còn hạt lấm tấm vừa miệng cá, nếu ngâm lâu như giai đoạn đầu thức ăn sẽ tan thành nước cá khó ăn được, hao mồi.

Chú ý: Khi cá lên móng rộ ta có thể đoán được cá đậu nhiều hay ít mà tăng hay giảm thức ăn cho phù hợp. Đặc biệt, từ ngày thứ 7 về sau, thường là trứng nước phát triển trong ao rất nhiều, ta có thể giảm lượng thức ăn trong vài ngày.

Giai đoạn cá gom cầu:

Ta nhử cá tập trung gom hết vào cầu, lúc nầy cá khoảng bằng đầu đũa ăn, cho nên chọn lựa loại thức ăn theo cỡ miệng cá cho phù hợp. Giai đoạn cá từ 15- 20 ngày tuổi, tuỳ theo thời tiết, điều kiện chăm sóc mà cá phát triển. Cách cho ăn như sau:

Sản phẩm Yeasture 50g ngâm với 2 lít nước trong 5 phút + 100g SUPASTOCK, trộn đều trong 10kg thức ăn công nghiệp. Ngày cho ăn 2 lần.

Trong quá trình nuôi, có thể dùng sản phẩm sinh học CENPLEX CU để diệt kí sinh trùng và nấm như: sán lá, trùng bánh xe, nấm thủy mi, tảo ... Sản phẩm CENPLEX đối với cá rất an toàn, không gây sốc cho cá mà hiệu quả rất cao .

III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ ƯƠNG CÁ TRA TỪ CON BỘT ĐẾN 30 NGÀY TUỔI

Cá tra bột:1.000.000con x 2,5đ/con = 2.500.000đ

- Cải tạo ao: 1.000.000đ

- Bón vôi: 100kg x 600đ/kg = 60.000đ

- Sản phẩm sinh học Yeasture: 8kg x 150.000 đ/kg = 1.200.000đ

- Thức ăn công nghiệp: 600kg x 10.200đ/kg = 6.120.000đ

- Xử lý ký sinh 03 lần bằng CENPLEX CU: 1kg x 150.000đ/kg = 150.000đ

- Sữa trộn thức ăn cho cá: 16kg x 25.000đ/kg = 400.000đ

- Supastock: 5kg x 40.000đ/kg = 200.000đ

- Chi phí bơm nước = 500.000đ

- Lương công nhân = 1.200.000đ

- Chi phí khác = 500.000đ

Tổng cộng = 13.430.000đ

Chi phí trên đây tính cho cá sau 30 ngày ương đạt tỷ lệ 30%, tức đạt số lượng là 300.000 con. Chi phí có thể tăng hay giảm tùy theo lượng cá đạt nhiều hay ít.

CHÚ Ý: Ương cá vào thời tiết nắng nóng nhiệt độ cao, cần gây tảo để nước có độ trong tối đa là 30cm, mục đích là nhờ lớp tảo hạn chế ánh nắng chiếu sâu vào nước. Luôn luôn kiểm tra pH từ 7.5- 8.0


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Sử Dụng Thuốc Trong Ao Nuôi Cá Tra Quy Trình Sử Dụng Thuốc Trong Ao Nuôi Cá Tra

Chí phi thuốc thú y thủy sản trong chăn nuôi cá tra chiếm 3 - 5% giá thành. Tuy nhiên việc dùng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao thì người nuôi chưa quan tâm đúng mức. Trong khi đó, thị trường thuốc thú y thủy sản đang rất phức tạp bởi tính đa dạng cũng như tính pháp lý của nó còn nhiều bất cập.

23/02/2014
Phòng Và Trị Bệnh Nhiễm Trùng Máu (Đốm Đỏ) Trên Cá Tra Phòng Và Trị Bệnh Nhiễm Trùng Máu (Đốm Đỏ) Trên Cá Tra

Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô (tháng 3-6) và có thể kéo dài đến tháng 10. Cá bị xuất hiện đốm đỏ trên thân cá. Tỉ lệ chết có thể lên đến 80%.

23/02/2014
Để Cá Tra Nuôi Luôn Có Thịt Trắng Để Cá Tra Nuôi Luôn Có Thịt Trắng

Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc nuôi đăng quầng trong nước sông sạch thì luôn có thịt trắng, trong khi cá nuôi trong hầm, bè, nơi nước tù thì thịt cá bị vàng, chủ yếu do môi trường nước nuôi và chế độ cho ăn. Kinh nghiệm của nhiều bà con nuôi cá tra cho thấy: nếu sử dụng thức ăn xanh (rau muống), bắp, bí đỏ, cua đồng… thì thịt cá hay bị vàng.

23/02/2014
Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Thâm Canh Cá Tra Trong Ao Đất Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Thâm Canh Cá Tra Trong Ao Đất

Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.

25/02/2014
Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Nuôi Cá Tra Bằng Phế Phẩm Cá Biển Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Nuôi Cá Tra Bằng Phế Phẩm Cá Biển

Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.

25/02/2014