Trang chủ / Hải sản / Tôm hùm

Quy Trình Khai Thác Giống Tôm Hùm

Quy Trình Khai Thác Giống Tôm Hùm
Ngày đăng: 26/07/2011

Nguồn tôm hùm giống ở nước ta đáp ứng cho nhu cầu nuôi hoàn toàn từ đánh bắt tự ngoài nhiên, nhiều năm nay đã có nhiều công trình nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo tôm hùm giống nhưng đến nay chưa đưa ra kết quả chính thức. Để giúp ngư dân khai thác tôm hùm giống bảo đảm số lượng và chất lượng con giống, chúng tôi xin giới thiệu quy trình khai thác giống tôm hùm như sau:

Có nhiều phương pháp khai thác, mỗi phương pháp khai thác liên quan đến một loại hình khai thác, vận chuyển và lưu giữ giống riêng biệt.

1. Mùa vụ khai thác chính: từ tháng 1 đến tháng 4 trong năm.

2. Khai thác bằng lưới

- Ngư trường: vùng cửa vịnh hoặc đầm, nơi tương đối sóng gió, độ sâu khoảng 10 – 15m.

- Ngư cụ khai thác:

+ Lưới trủ, mắt lưới có kích cỡ 5mm (2a = 5mm), độ dài lưới dao động khoảng 100 – 150 m, độ cao là 4 – 6 m.

+ Sử dụng ánh sáng đèn nê-on có cường độ khoảng 1000-2000W

+ Thời gian khai thác: 20 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau

+Thời gian thả lưới: 4 – 5 giờ/ lần

+ Kích cỡ con giống được khai thác: kích thước chiều dài phần giáp đầu ngực (CL) 7- 8 mm/con.

- Dụng cụ và cách lưu giữ giống trên thuyền: thùng nhựa tròn có thể tích 4 lít, khoảng 100 – 150 con/thùng. Chạy máy sục khí bằng bình ắc-qui trong suốt thời gian trên thuyền khoảng 5 - 12 giờ.

- Lưu giữ giống trước khi vận chuyển đến vùng nuôi: thùng xốp có kích thước 30 x 50 x 25 cm, dưới đáy rải một lớp cát mỏng 5 – 7 mm và nước biển sạch. Mật độ lưu giữ khoảng 200 – 300 con/thùng, có sục khí liên tục. Thời gian lưu chỉ khoảng 2 – 3 giờ.

3. Khai thác bằng bẫy

- Ngư trường: vùng cửa vịnh hoặc đầm, nơi tương đối sóng gió, độ sâu khoảng 1 – 2 m.

- Ngư cụ khai thác:

+ Có thể sử dụng các loại bẫy: bẫy được làm bằng lưới có chiều dài 60 cm và đường kính khoảng 40cm; hoặc bẫy được làm bằng san hô tảng có trọng lượng khoảng 2 - 5 kg, các lỗ trên bề mặt được khoan cách nhau khoảng 10 – 15 cm, kích thước mỗi lỗ từ 2 – 2,5 cm; hoặc bẫy được làm bằng những gỗ cây cũng được khoan lỗ cách nhau khoảng 10 – 15 cm, kích thước mỗi lỗ từ 2 – 2,5 cm.

+ Độ sâu đặt bẫy: 4 - 5 m

+ Thời gian đặt bẫy: trong suốt mùa khai thác

+ Thời gian nhấc bẫy: 4 – 8 giờ sáng hàng ngày

+ Kích cỡ con giống được khai thác: kích thước chiều dài phần giáp đầu ngực (CL) 7,5-10 mm/con.

- Dụng cụ và cách lưu giữ giống trên thuyền: thùng nhựa tròn có thể tích 4 lít, khoảng 100 – 150 con/thùng. Chạy máy sục khí bằng bình ắc-qui trong suốt thời gian trên thuyền khoảng 5 - 12 giờ.

- Lưu giữ giống trước khi vận chuyển đến vùng nuôi: thùng xốp có kích thước 30 x 50 x 25 cm, dưới đáy rải một lớp cát mỏng 5 – 7 mm và nước biển sạch. Mật độ lưu giữ khoảng 200 – 300 con/thùng, có sục khí liên tục. Thời gian lưu chỉ khoảng 2 – 3 giờ.

4. Khai thác bằng lặn bắt

- Ngư trường: các vùng rạn nông gần bờ, độ sâu chỉ khoảng 0,5 – 3 m.

- Ngư cụ khai thác: Vợt lưới, bình lặn và thuyền.

Kích cỡ con giống được khai thác: kích thước chiều dài phần giáp đầu ngực (CL) 12 - 15 mm/con.

- Dụng cụ và cách lưu giữ giống trên thuyền: thùng nhựa tròn có thể tích 4 lít, khoảng 10 – 15 con/thùng. Chạy máy sục khí bằng bình ắc-qui trong suốt thời gian trên thuyền khoảng 5 - 12 giờ.

Lưu giữ giống trước khi vận chuyển đến vùng nuôi: thùng xốp có kích thước 30 x 50 x 25 cm, dưới đáy rải một lớp cát mỏng 5 – 7 mm và nước biển sạch. Mật độ lưu giữ khoảng 200 – 300 con/thùng, có sục khí liên tục. Thời gian lưu chỉ khoảng 2 – 3 giờ.

5. Kỹ thuật vận chuyển tôm hùm giống

* Phương pháp vận chuyển khô:

Kích cỡ con giống: 30 – 100 g/con, được giữ độ ẩm của nước biển bằng rong hoặc bằng khăn vải dày

Dụng cụ vận chuyển: thùng xốp có kích thước 30 x 40 x 25 cm; hoặc 60 x 70 x 45 cm.

Mật độ vận chuyển: 150 – 300 con/thùng xốp.

Thời gian vận chuyển: khoảng 3 – 7 giờ bằng xe máy hoặc xe ô tô.

Nhiệt độ vận chuyển: 21 - 22 độ C, được giữ bằng đá cây lạnh trong các hộp nhựa hoặc túi ni-lon kín.

Tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt 90 – 95 %.

* Phương pháp vận chuyển nước:

Kích cỡ con giống: 0,25 – 1 g/con.

Dụng cụ vận chuyển:

Thùng xốp có kích thước 30 x 50 x 25 cm hoặc 45 x 60 x 35 cm.

Đáy thùng được phủ một lớp rong câu tươi hoặc một lớp cát dày 0,5 – 1 cm.

Đổ nước biển sạch vào thùng xốp cao ngập cát hoặc rong khoảng 5 – 7 cm. Sục khí trong suốt thời gian vận chuyển

Mật độ vận chuyển: 300 – 400 con/thùng nhỏ hoặc 700 – 1000 con/thùng lớn.

Thời gian vận chuyển: khoảng 5 – 15 giờ bằng xe máy hoặc xe ô tô.

Nhiệt độ vận chuyển: 21 - 22 độC, được giữ bằng đá cây lạnh trong các hộp nhựa hoặc túi ni-lon kín.

Tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt 90 – 95%.


Có thể bạn quan tâm

Biện Pháp Phòng Bệnh Tổng Hợp Ở Tôm Hùm Nuôi Lòng Biện Pháp Phòng Bệnh Tổng Hợp Ở Tôm Hùm Nuôi Lòng

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở, nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong quá trình nuôi, tôm phải chịu nhiều yếu tố gây sốc như việc phân cỡ tôm, vệ sinh lồng nuôi, thay lưới hay thay lồng nuôi

19/12/2010
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Thương Phẩm

Tôm hùm lớn lên nhờ quá trình lột xác. Tôm càng nhỏ, quá trình lột xác càng ngắn và tôm lớn càng nhanh. Tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loài giáp xác khác, do đó, tốc độ tăng trưởng của chúng cũng chậm hơn.

19/12/2010
Quy Trình Khai Thác Giống Tôm Hùm Quy Trình Khai Thác Giống Tôm Hùm

Nguồn tôm hùm giống ở nước ta đáp ứng cho nhu cầu nuôi hoàn toàn từ đánh bắt tự ngoài nhiên, nhiều năm nay đã có nhiều công trình nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo tôm hùm giống nhưng đến nay chưa đưa ra kết quả chính thức. Để giúp ngư dân khai thác tôm hùm giống bảo đảm số lượng và chất lượng con giống, chúng tôi xin giới thiệu quy trình khai thác giống tôm hùm như sau

26/07/2011
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Ở Biển Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Ở Biển

Nghề nuôi tôm hùm trong lồng phát triển mạnh ở nhiều tỉnh ven biển Trung Bộ. Ngư dân vùng này đã có nhiều kinh nghiệm quý. Lồng nuôi tôm được làm khung bằng sắt (phi 16), kích thước lồng 3x3x1,4 m, chung quanh bao bằng lưới sợi ni-lông (mắt lưới cỡ 2-2,5 cm).

17/02/2011
Xác Định Vi Khuẩn Họ Rickettsia Gây “Bệnh Sữa” Xác Định Vi Khuẩn Họ Rickettsia Gây “Bệnh Sữa”

Khánh Hòa là địa phương đi đầu và dẫn đầu cả nước trong phong trào nuôi tôm hùm lồng. Tuy nhiên, từ tháng 12-2006 đến nay, người nuôi tôm hùm trong tỉnh liên tục phải đương đầu với dịch bệnh tôm sữa; gần 60% trong số 29.800 ô lồng nuôi tôm hùm đã bị tôm sữa tấn công; thiệt hại ước khoảng 250 tỷ đồng.

02/01/2012