Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra đến năm 2020 định hướng đến năm 2025

Theo đó, đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 2.000ha, sản lượng thu hoạch đạt 540.940 tấn và tổng sản lượng chế biến đạt 250.000 tấn.
Đối với vùng nuôi, theo QĐ 1046 phân bố ở 11 huyện, thị xã, như:
Huyện Hồng Ngự (4 vùng nuôi), thị xã Hồng Ngự (2 vùng nuôi), huyện Tân Hồng (6 vùng nuôi), huyện Tam Nông (7 vùng nuôi), huyện Thanh Bình (6 vùng nuôi), huyện Cao Lãnh (5 vùng nuôi), TP Cao Lãnh (3 vùng nuôi), huyện Lấp Vò (3 vùng nuôi), huyện Lai Vung (4 vùng nuôi), TP Sa Đéc (1 vùng nuôi) và huyện Châu Thành (3 vùng nuôi).
Vùng sản xuất giống cá tra tập trung ở 3 huyện và phân bố thành 3 cụm: huyện Hồng Ngự ở phía Bắc (gồm các xã: Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A và Long Khánh B), huyện Cao Lãnh là trung tâm (tập trung ở các xã:
Bình Thạnh, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Tân Hội Trung, Ba Sao, Mỹ Thọ, Nhị Mỹ) và huyện Châu Thành ở phía Nam (tập trung các xã: Tân Nhuận Đông, Hòa Tân, An Khánh và An Phú Thuận).
Đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Tháp không gia tăng về công suất chế biến để tập trung vào đổi mới dây chuyền công nghệ của các nhà máy hiện có theo hướng hiện đại, nhằm gia tăng năng suất, chất lượng, nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, cụ thể như:
Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 8 - 12% năm 2015, từ 15 - 20% năm 2020 và trên 25% năm 2025.
Có thể bạn quan tâm

Trong số các công ty cổ phần chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thì Công ty Cổ phần chè Hùng An nổi lên trên địa bàn huyện Bắc Quang và trong tỉnh với những năng lực vượt lên trong khó khăn của việc cạnh tranh thương hiệu, thị trường, giữ vững ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện tốt các nghĩa vụ, chế độ chính sách với Nhà nước, người lao động (NLĐ).

Ngày 3/12/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 61-KL/TW về thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”. Tháng 9/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Kết luận 76 để chỉ đạo thực hiện… Kết quả thực hiện Đề án đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Lâm Đồng trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Theo chân anh Dũng - cán bộ xã Mậu Duệ (yên Minh), chúng tôi vượt qua gần 5km đường núi quanh co với độ dốc lớn từ trung tâm xã đến Khâu Piai, một thôn vùng cao của xã Mậu Duệ. Những năm gần đây, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, năng suất lúa, ngô đã tăng đáng kể; sản lượng lương thực ngày một cao, đời sống của người dân cũng đỡ vất vả hơn.

Sau những chuyến đi chơi ở Bắc Bình và nhận thấy địa phương này có nhiều hộ nuôi dông sinh sản, tuy nhiên khâu thu hoạch dông con gặp phải những khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại không cao, anh Ngô Viết Năng đã về bàn bạc cùng các anh Tôn Văn Bảo, Trần Văn Nhân thuộc khu phố 2, phường Lạc Đạo, TP. Phan Thiết tìm ra một giải pháp thu hoạch mới.

Nấm cục trắng là loài hiếm thấy, lớn lên ở Italy và có kích thước thông thường bằng quả óc chó. Đây là một loại thực phẩm được ưa chuộng, các món ăn chứa thành phần nấm cục trắng thông thường có giá hàng trăm USD. Người phát hiện ra cây nấm cục "khổng lồ" này cho biết nó nằm sâu dưới lòng đất 4 inches (10cm).