Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra đến năm 2020 định hướng đến năm 2025

Theo đó, đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 2.000ha, sản lượng thu hoạch đạt 540.940 tấn và tổng sản lượng chế biến đạt 250.000 tấn.
Đối với vùng nuôi, theo QĐ 1046 phân bố ở 11 huyện, thị xã, như:
Huyện Hồng Ngự (4 vùng nuôi), thị xã Hồng Ngự (2 vùng nuôi), huyện Tân Hồng (6 vùng nuôi), huyện Tam Nông (7 vùng nuôi), huyện Thanh Bình (6 vùng nuôi), huyện Cao Lãnh (5 vùng nuôi), TP Cao Lãnh (3 vùng nuôi), huyện Lấp Vò (3 vùng nuôi), huyện Lai Vung (4 vùng nuôi), TP Sa Đéc (1 vùng nuôi) và huyện Châu Thành (3 vùng nuôi).
Vùng sản xuất giống cá tra tập trung ở 3 huyện và phân bố thành 3 cụm: huyện Hồng Ngự ở phía Bắc (gồm các xã: Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A và Long Khánh B), huyện Cao Lãnh là trung tâm (tập trung ở các xã:
Bình Thạnh, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Tân Hội Trung, Ba Sao, Mỹ Thọ, Nhị Mỹ) và huyện Châu Thành ở phía Nam (tập trung các xã: Tân Nhuận Đông, Hòa Tân, An Khánh và An Phú Thuận).
Đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Tháp không gia tăng về công suất chế biến để tập trung vào đổi mới dây chuyền công nghệ của các nhà máy hiện có theo hướng hiện đại, nhằm gia tăng năng suất, chất lượng, nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, cụ thể như:
Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt 8 - 12% năm 2015, từ 15 - 20% năm 2020 và trên 25% năm 2025.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNN, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sau khi giảm nhẹ trong tháng 1, vẫn tiếp tục ở xu hướng đi xuống trong tháng 2 này.

Sau khi NNVN đăng bài “Ứng xử ra sao với vacxin cúm gia cầm” của TS Bùi Quang Anh – nguyên Cục trưởng Thú y, nhiều lãnh đạo, chuyên gia trong ngành Thú y – chăn nuôi đã tiếp tục có ý kiến bày tỏ quan điểm về việc cần “ứng xử” và sử dụng vacxin như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay.

Nhiều người dân ở xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) đang quên thời gian, ăn ngủ cùng với những con cá tầm quý giá. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi ký trứng cá tầm giá trên dưới 30 triệu đồng. Và với môi trường thiên nhiên thích hợp, Kon Plông là một trong rất ít nơi ở Việt Nam nuôi được cá tầm thương phẩm

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3

Ngày 13-8, ông Võ Đăng Ký, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua lấy mẫu xét nghiệm, kết luận nguyên nhân cá bống tượng chết trong thời gian qua là do bị ghẻ gây lở loét trên thân và sưng gan