Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp dân khấm khá

Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp dân khấm khá
Ngày đăng: 06/11/2015

Vươn lên khấm khá

Theo số liệu từ Hội ND tỉnh Sóc Trăng, tính đến tháng 6.2015, tổng số tiền vận động Quỹ HTND toàn tỉnh đạt gần 4,1 tỷ đồng (tăng gần 2,7 tỷ đồng so với năm 2011); nguồn vốn ủy thác từ T.Ư là hơn 6,1 tỷ đồng; nguồn vốn từ ngân sách địa phương cấp bổ sung là gần 4,2 tỷ đồng.

Hiệu quả kinh tế - xã hội từ việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn Quỹ HTND mang lại cho các địa phương là không nhỏ.

Điển hình như: Mô hình sản xuất lúa giống nông hộ tại phường 5 (TP.Sóc Trăng) mang lại thu nhập ổn định cho ND, lợi nhuận cao hơn 5-6 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa thương phẩm; mô hình chăn nuôi lợn, trồng lúa tại ấp 11, 12 xã Vĩnh Lợi (Thạnh Trị) cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân của các hộ tham gia mô hình 80 triệu đồng/năm trở lên;

Hay mô hình nuôi gà thả vườn của hộ ông Lê Văn Tư ở xã Hồ Đắc Kiện, (Châu Thành) đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 700 hội viên, ND, giúp trên 60 hội viên thoát nghèo bền vững và thu hút trên 500 ND tham gia tổ chức Hội.

Ông Trần Trấn Hải, ngụ ấp Tân Mỹ, xã Mỹ Hương (Mỹ Tú) là hộ được vay vốn Quỹ HTND bộc bạch: “Từ nguồn vốn Quỹ HTND của xã tôi được vay hai lần, một lần 4 triệu đồng, một lần 3 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng gừng.

Đối với nhiều người có lẽ số tiền này không lớn, nhưng với tôi đây là nguồn hỗ trợ quý giá.

Nhờ số tiền này mà tôi có điều kiện làm 3 công gừng.

Đến nay, sau khi trừ chi phí tôi lãi khoảng 90 triệu đồng/năm”.

Hội viên, ND thêm tin tưởng vào tổ chức Hội

Anh Lâm Trọng Tuấn – Chủ tịch Hội ND xã Ngọc Tố, cho biết: “Thông qua việc xây dựng, sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND mà nhiều hội viên, ND thêm tin tưởng vào tổ chức Hội, tích cực tham gia các phong trào do Hội phát động.

Hơn nữa, hội viên còn hỗ trợ, giúp nhau cùng vượt khó, vươn lên..”.

Ngoài xã Ngọc Tố, xã Viên An (huyện Trần Đề) cũng được UBND xã chuyển ngân sách bổ sung sang Quỹ HTND 30 triệu đồng.

Đây là những nguồn động viên lớn, cùng với nguồn Quỹ HTND cấp huyện, tỉnh và T.Ư hỗ trợ nhiều hơn cho những ND có nhu cầu vốn, tạo động lực cho Hội ND hoạt động.

“Việc thực hiện hỗ trợ hội viên, ND phát triển sản xuất theo dự án sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND đã góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội, đi vào những việc làm cụ thể, thiết thực, qua đó xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội, nâng cao vai trò, uy tín của Hội NDVN.

Nguồn vốn Quỹ HTND triển khai cho vay theo các dự án phát triển sản xuất gắn với hình thành các liên kết sản xuất từ nhỏ đến lớn cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…”- ông Phạm Chí Nguyện – Trưởng ban Kinh tế, Hội ND tỉnh Sóc Trăng khẳng định.

Tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện đạt hơn 14,6 tỷ đồng với hơn 3.500 lượt hộ vay theo các dự án.

Nguồn Quỹ HTND T.Ư ủy thác, nguồn Quỹ HTND cấp tỉnh đầu tư bình quân 500 triệu đồng/dự án; nguồn Quỹ HTND cấp huyện và nguồn xã vận động được đầu tư bình quân 100 triệu đồng/dự án…


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

13/06/2013
Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

14/06/2013
Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên) Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên)

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

02/02/2013
Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh Giá Cá Tra Giống Giảm Mạnh

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

15/06/2013
Gà Nội Có Cơ Hội Gà Nội Có Cơ Hội "Lên Ngôi"

Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.

09/02/2013