Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản

Đối tượng áp dụng quy chuẩn này là tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nuôi cá lồng/bè nước ngọt trên phạm vi cả nước.
1. Điều kiện đặt lồng bè:
- Vị trí đặt lồng/bè phải nằm trong vùng quy hoạch để phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; không bị ảnh hưởng bởi lũ, phương tiện giao thông thủy, mực nước không bị thay đổi đột ngột, không có dòng xoáy và không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm; chọn nơi có dòng nước chảy thẳng, lưu tốc 0,2 – 0,5 mét/giây.
Nếu nuôi hồ chứa phải lựa chọn nơi có dòng chảy, không nuôi cá lồng/bè trong eo, ngách.
- Đáy lồng/bè phải cách đáy song/hồ ít nhất 0,5m vào lúc mức nước thấp nhất.
- Trường hợp đặt lồng bè thành từng cụm: các cụm lồng/bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10m; khi đặt so le, nối tiếp cách nhau tối thiểu 200m.
- Mật độ lồng/bè ở khu vực nước chảy chiếm tối đa 0,2% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất; khu vực nước tĩnh chiếm 0,5% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất.
2. Chất lượng nước nơi đặt lồng/bè:
Giá trị giới hạn đối với:
+ Độ pH: 6,5 – 8,5
+ Oxy hòa tan(DO): 4mg/l
+ Amoni (NH4+ tính theo N): <1mg/l
+ Độ trong: 30cm
+ Độ kiềm: 60 – 180mg CaCO3/l
3. Vật liệu làm lồng/bè và thiết bị, dụng cụ trong quá trình nuôi:
- Lồng/bè được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, có khả năng chống chịu với môi trường nước, song, gió và chất khử trùng tiêu độc.
- Dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình nuôi phải đảm bảo không gây tổn hại cho đối tượng nuôi, dễ làm vệ sinh tiêu độc, khử trùng.
- Động cơ và thiết bị máy móc sử dụng phải đảm bảo không rò rỉ xăng, dầu vào nguồn nước.
4. Công trình phụ trợ:
- Khu ăn, nghỉ, sinh hoạt phải sạch sẽ, không ảnh hưởng đến hoạt động nuôi.
- Kho chứa thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn phải có mái che, thông thoáng, không ẩm ướt, ngăn được côn trùng và động vật gây hại. Khu chứa xăng, dầu được bố trí riêng biệt với kho chứa thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn. Khu vực chứa dụng cụ, thiết bị phải gọn gàng không ảnh hưởng đến hoạt động nuôi.
- Khu chế biến thức ăn cho cá phải ở vị trí riêng biệt. Thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
- Nhà vệ sinh: bố trí nhà vệ sinh phù hợp với số lượng lao động trên lồng/bè (ít nhất 01 nhà vệ sinh cho 25 người), kín và tự hoại, đảm bảo không có mối nguy làm ô nhiễm môi trường và khu vực nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015 toàn ngành nông nghiệp sẽ tập trung công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lĩnh vực nông sản nhằm mang lại sự yên tâm cho người dân. Công tác này đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp (gọi tắt là Chi cục) đẩy mạnh ngay từ đầu năm.

Ông Lê Đinh Ba (SN 1960) ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng là một trong những gia đình vượt khó làm kinh tế giỏi tiêu biểu của huyện Tân Hồng.

Sau nhiều lần mất trắng vốn vì tôm bị dịch bệnh, anh Phan Thanh Thánh ở Bình Định đã tìm tòi, đầu tư bể lọc nước sạch làm từ san hô, than hoạt tính, cát sạch để nuôi tôm trên cát, thu lãi gần tỷ đồng một năm.

Đường dây nóng của Báo Quảng Nam vừa nhận thông tin phản ánh của một người dân về việc UBND xã Điện Tiến cho phép tư nhân khai thác tận thu nguồn đất tại các cánh đồng thuộc thôn 1 Châu Bí làm ảnh hưởng đến tầng đất canh tác lúa. Thực hư của vấn đề này ra sao?