Quanh Tin Đồn Trà Nhiễm Dioxin Lâm Đồng Có Văn Bản Gửi Thủ Tướng

Liên quan đến vụ tin đồn trà ô long Lâm Đồng XK sang Đài Loan nhiễm chất độc dioxin, ngày 27/11, UBND tỉnh Lâm Đồng chính thức có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xử lý vấn đề.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có phản hồi về mặt khoa học trong kiểm nghiệm dư lượng chất dioxin trong sản phẩm nông nghiệp XK sang Đài Loan, trong đó có trà ô long của Lâm Đồng, để xóa bỏ tin đồn tại Đài Loan và các nước NK trà Lâm Đồng.
Hiện tại, mặc dầu lượng trà ô long của Lâm Đồng đã được thông quan để vào thị trường Đài Loan nhưng hậu quả của thông tin từ giới báo chí Đài Loan về vùng nguyên liệu trà của tỉnh Lâm Đồng được trồng trên vùng đất nhiễm chất độc dioxin vẫn còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người tiêu dùng Đài Loan và hơn thế là ảnh hưởng không tốt đến thị trường nông sản Việt Nam ở những quốc gia khác.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện có khoảng 30 DN Đài Loan đang hoạt động trên lĩnh vực SX, chế biến và XK trà trên đất Lâm Đồng, bình quân mỗi năm xuất sang Đài Loan khoảng 3.000 tấn chè ô long với giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại được SX tại Đài Loan.
Theo ước tính, do tin đồn thất thiệt vừa qua của cơ quan thông tấn Đài Loan, lượng trà của các DN Lâm Đồng XK sang Đài Loan đã giảm 50% so với trước.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/quanh-tin-don-tra-nhiem-dioxin-lam-dong-co-van-ban-gui-thu-tuong-post135272.html
Có thể bạn quan tâm

Trong khi hàng loạt trái cây như thanh long, chôm chôm, mít, nhãn, vải, xoài… rớt giá, thì nông dân trồng bưởi da xanh lại đang “hốt bạc” vì giá bán tại vườn lên tới 50.000 - 60.000 đ/kg!

Tháng 3 năm nay, cùng với nhiều DN khác, DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp) đã tham gia đấu thầu cung ứng gạo cho chương trình mua gạo dự trữ quốc gia (kế hoạch 2014). Chương trình do các Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện.

Ông Phạm Văn Châu, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết những ngày gần đây nhiều tàu câu mực khơi tại địa phương sau khi cập bến đã xuất đi hàng trăm tấn mực khô với giá khá cao.

Gạo phẩm cấp trung bình từ 15 - 20% tấm vẫn đang là chủng loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đạt trên 306 ngàn tấn trong tháng 6 (chiếm 45,72%), tiếp đó là gạo chất lượng cao 3-10% tấm (trên 151 ngàn tấn; 22,52%), gạo thơm gần 102 ngàn tấn (15,2%)…

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.