Quảng Trung (Quảng Xương, Thanh Hóa) Nhiều Diện Tích Tôm Cá Chết Rải Rác

Gần 1 tháng nay, nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng Trung (Quảng Xương, Thanh Hóa), đang đứng ngồi không yên bởi tôm cá chết rải rác.
Vụ xuân hè năm nay, xã Quảng Trung có 352 ha nuôi trồng thủy sản (tôm, cá, cua) với hơn 200 hộ nuôi. Song, thời gian gần đây nhiều hộ nuôi trồng thủy sản đang đứng ngồi không yên bởi tôm cá chết.
Ông Nguyễn Văn Thành, ở thôn Ngọc Trà 1, thả hơn 1 triệu con tôm sú và cá, trên diện tích 18,4ha với tổng số vốn đầu tư gần 500 triệu đồng (cả con giống và cải tạo ao nuôi). Thời gian đầu mới thả (tháng 4-2014) tôm cá trong các ao nuôi phát triển tốt, nhưng đến giữa tháng 7 năm 2014, tôm cá bỗng dưng chết rải rác.
Không chỉ gia đình ông Thành, mà gần 1 tháng nay nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã cũng rơi vào tình cảnh tương tự, như gia đình các anh Nguyễn Tuấn Anh, thôn Lộc Tiến; Đặng Quang Trường, thôn Ngọc Trà 1; Nguyễn Văn Thi, thôn Lộc Tiến... Tình trạng trên đã gây thiệt hại lớn về tài sản, khiến nhiều hộ gia đình nông dân nơi đây đang rất hoang mang vì nguy cơ trắng tay.
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Bà Trịnh Thị Ái Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết: Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ven biển ở các huyện Đông Hòa, Tuy An và Sông Cầu đã tạm lắng, không phát hiện thêm vùng nuôi mới bị nhiễm bệnh.

Với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu… Trại cá sấu Tồn Phát, ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) hiện đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế (CITES) cho phép xuất khẩu cá sấu, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi.

Huyện Thanh Trì ngày 29/6, đã thông qua Tờ trình của UBND huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2013.

Mấy năm gần đây, dọc theo tỉnh lộ 56B, đoạn qua xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam xuất hiện một chợ lợn ngang nhiên hoạt động tự phát. Suốt cả đoạn đường gần 100m, hai bên đường đều được quây thành chuồng nhốt lợn, thu hút hàng trăm người mua, người bán từ nhiều tỉnh lân cận. Chợ lợn An Nội mỗi ngày luân chuyển từ năm nghìn đến bảy nghìn con lợn, trở thành điểm tiêu thụ lợn lớn nhất miền bắc...

Theo ông Lê Phước Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre), huyện đã sẵn sàng cho Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp lần thứ XII năm 2012, diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25-6-2012 (mùng 4 đến mùng 7 - 5âl), tại Trung tâm Văn hóa và sân vận động huyện. Có 300 gian hàng (tăng 20 gian hàng) trưng bày cây giống, hoa kiểng, trái cây, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm phục vụ nông nghiệp và gian hàng tiêu dùng.