Quảng Trị xây dựng nông thôn mới thu nhập của dân tăng thấy rõ

Trong quá trình xây dựng NTM, Quảng Trị nổi lên nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả, cần nhân rộng.
Nhà nhà hiến đất
Theo ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, địa phương xác định mục tiêu lớn nhất của chương trình là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Vì thế, trong những năm qua, Quảng Trị chọn cách tiếp cận phù hợp với một tỉnh nghèo, đó là tập trung tổ chức sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.
Trong quá trình triển khai NTM, Quảng Trị xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, như mô hình thắp sáng đường quê ở Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh; mô hình dồn điền đổi thửa để xây dựng các cánh đồng lớn ở Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng…
Ông Hà Sỹ Đồng (thứ 2, từ trái sang) thăm mô hình trồng ném trên cát có hiệu quả cao ở Hải Lăng (Quảng Trị).
“Quảng Trị cũng có nhiều điển hình cá nhân trong xây dựng NTM, như hộ ông Hồ Văn Loan (Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa) hiến 6.500m2 đất để xây dựng trường học, trạm y tế;
ông Hồ Văn Thủy (trưởng thôn La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông) hiến 650m2 vườn cây cà phê và hoa màu để xây trường học; ông Nguyễn Văn Tuyền (thôn Đại Hào, Triệu Đại, Triệu Phong) đã hiến 750m2 đất ở để xây dựng chợ...Và còn rất nhiều cá nhân điển hình khác”- ông Đồng chia sẻ.
Nhân rộng các mô hình
"Một số mô hình hiệu quả và đang được khuyến khích nhân rộng ở Hải Lăng như trồng ném trên cát ở xã Hải Dương (thu nhập 200 triệu đồng/ha); trang trại tổng hợp chăn nuôi lợn, cá, lâm nghiệp ở Hải Thượng (thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng mỗi năm)...”.Ông Nguyễn Giáp
Ông Nguyễn Giáp – Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, năm 2013, Hải Lăng đã phát động phong trào “Chung tay xây dựng NTM” và thực hiện chủ đề “Chỉnh trang nông thôn” với 6 nội dung:
Phát quang, hiến đất mở rộng nền đường, thắp sáng đường quê, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà cửa, hàng rào, cổng, cải tạo chuồng trại chăn nuôi…
Chỉ sau 1 năm thực hiện, phong trào đã được mọi người dân hưởng ứng.
Từ hiệu quả của chủ đề “Chỉnh trang nông thôn”, Hải Lăng tiếp tục phát động, nhân rộng các phong trào: Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; tuổi trẻ Hải Lăng chung tay xây dựng NTM…
Hiệu quả của các phong trào này thể hiện rõ qua từng ngày.
“Để phát triển kinh tế, huyện đã ban hành, nghiên cứu thành công nhiều đề án, như giải pháp phát triển chăn nuôi lợn; giải pháp phát triển đàn bò lai… để nông dân đưa vào ứng dụng.
Một số mô hình hiệu quả và đang được khuyến khích nhân rộng ở Hải Lăng như trồng ném trên cát ở xã Hải Dương (thu nhập 200 triệu đồng/ha); trang trại tổng hợp chăn nuôi lợn, cá, lâm nghiệp ở Hải Thượng (thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng mỗi năm)...” – ông Giáp chia sẻ.
Đồng quan điểm trên, ông Lê Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho hay, thời gian qua địa phương đã khuyến khích bà con chú trọng phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại để tăng thu nhập.
Nhờ đó, trên địa bàn Cam Lộ có nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô khá lớn và cho thu nhập cao, như trang trại nuôi lợn công nghiệp của hộ ông Thái Quốc Khánh, bà Lê Thị Tâm, mỗi người nuôi trên 4.000 con lợn, cộng thêm gà, vịt, trồng cây ăn quả, cây sao su…, thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng/hộ.
“Hay như ở thôn Bắc Bình (xã Cam Tuyền) chưa đến 100 hộ dân nhưng có đến 70 hộ tham gia mô hình trồng cỏ nuôi bò thâm canh, với số lượng trên 250 con bò.
“Không riêng xã Cam Tuyền, có rất nhiều hộ nông dân ở Cam Lộ thoát nghèo nhờ trồng cỏ nuôi bò và sắp tới huyện sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình này…”- ông Thanh thông tin.
Có thể bạn quan tâm

Hội thảo khoa học về dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Trà My cho sản phẩm quế” vừa được Sở KH-CN Quảng Nam phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa Việt Nam tổ chức đã mở ra hướng phục hồi thương hiệu cho sản phẩm từng được mệnh danh là “cao sơn ngọc quế” một thời.

Nhà máy chế biến sơ ri Nichirei Suco Acerola (của Công ty TNHH MTV Nichirei Suco Việt Nam) khởi công xây dựng ngày 17-7 tại xã Bình Nghị (Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đánh dấu sự khởi đầu mới cho vùng nguyên liệu sơ ri Gò Công.

Tại các vùng trồng nhiều như Chí Linh, Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dương)... các tiểu thương mua nhãn quả với giá 15-20 nghìn đồng/kg (tùy loại), cao gấp đôi so với năm ngoái.

Ngày 23.7, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại hai xã Phú Kiết và Hòa Tịnh thuộc huyện Chợ Gạo.

Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức.